Hà Nội khai thác 5 tuyến du lịch mới trong năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
5 tuyến du lịch tại các quận, huyện Hà Nội sẽ được kết hợp với các tỉnh, địa phương để xây dựng nhiều sản phẩm mới, hấp dẫn nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Thủ đô.

Hà Nội sẽ tập trung khai thác sản phẩm du lịch đêm. Ảnh: Hà
Hà Nội sẽ tập trung khai thác sản phẩm du lịch đêm. Ảnh: Hà
Sau những thành công đạt được trong năm 2022, du lịch Hà Nội đặt chỉ tiêu đón 22 triệu lượt khách du lịch, trong đó phấn đấu đón 3 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 77 nghìn tỉ đồng.
Theo bà Đặng Hương Giang - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, để đạt được mục tiêu trên, du lịch Hà Nội cần xây dựng nhiều sản phẩm mới, đa dạng và hấp dẫn du khách.
Trong năm 2023, ngành du lịch Thủ đô sẽ phát triển 5 tuyến du lịch bao gồm Tuyến trung tâm gồm các quận Hoàn Kiếm – Ba Đình – Đống Đa – Hồ Tây; tuyến Hà Đông – Mỹ Đức kết hợp vơi Tam Chúc (Hà Nam) – Tràng An (Ninh Bình) nhằm đẩy mạnh trục du lịch tâm linh; tuyến Sơn Tây – Ba Vì – Quốc Oai; tuyến Đông Anh – Mê Linh khai thác sản phẩm du lịch về hoa; tuyến Sóc Sơn với các sản phẩm du lịch trải nghiệm.

Du lịch Hà Nội đặt mục tiêu đón khoảng 22 triệu lượt khách trong năm 2023. Ảnh: Tùng Giang
Du lịch Hà Nội đặt mục tiêu đón khoảng 22 triệu lượt khách trong năm 2023. Ảnh: Tùng Giang
Ngoài ra, TP. Hà Nội cũng khuyến khích các địa phương đẩy mạnh khai thác sản phẩm du lịch riêng như các tuyến phố đi bộ, phát triển kinh tế đêm… Đặc biệt, Sở Du lịch Hà Nội cũng sẽ tập trung đẩy mạnh du lịch MICE, Golf hay du lịch đường sông… Đây là những sản phẩm đặc biệt thu hút du khách quốc tế tìm đến Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung để trải nghiệm.
Trong “Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ phát triển du lịch TP. Hà Nội năm 2023”, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội – Nguyễn Mạnh Quyền cũng đề nghị du lịch Thủ đô cần có những hướng đi đổi mới, cơ cấu để trở thành ngành kinh tế, hiện đại, chuyên nghiệp cũng như có tính cạnh tranh cao…
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Mạnh Quyền cũng chỉ ra một số hạn chế mà du lịch TP. Hà Nội cần phải khắc phục như sản phẩm du lịch còn đơn điệu và chưa có chiều sâu văn hóa; chưa khai thác và phát huy giá trị các điểm đến; điểm du lịch văn hóa bắn với di tích lịch sử, làng nghề truyền thống chưa cao; thiếu khu nghỉ dưỡng cuối tuần quy mô lớn; hay hệ thống cơ ở lưu trú chưa đáp ứng được nhu cầu cao của du khách…  
Mới đây, nhằm chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt với các dịch bệnh mới nổi, dịch bệnh nguy hiểm, Sở Du lịch Hà Nội yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố triển khai một số nội dung như:
Theo đó, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội – Đặng Hương Giang cũng nhấn mạnh đến việc tiếp tục truyền thông về thông điệp “2K (khẩu trang – khử khuẩn) + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức” trong phòng chống dịch COVID-19.
Tăng cường công tác phối hợp với cơ quan y tế địa phương để cập nhật các thông tin về tình hình dịch bệnh, thông báo kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh dịch và hành trình của khách/ đoàn khách đến từ các vùng có dịch cho cơ quan ý tế địa phương biết để giám sát và tổ chức các hoạt động phòng, chống dịch theo quy định hiện hành.
Tiếp tục thực hiện tốt công tác tiêm chủng mở rộng của thành phố cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo các đối tượng được tiêm đủ mũi, đúng thời gian.
Theo Thanh Hương (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Với mong muốn mang đến cho du khách trải nghiệm đặc biệt, chứng kiến không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão ở các đô thị hay vùng quê, nhiều doanh nghiệp dịch vụ lữ hành, điểm đến ở Nam Bộ đã sớm hoàn thiện sản phẩm, khai thác chùm tour, tuyến du lịch đón Xuân sớm.