Gương mặt thơ: Nguyễn Thế Kiên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Anh là người “nghiện” thơ lục bát, lấy luôn nickname là “Kiên lục bát” dẫu vẫn làm các thể thơ khác. Trên sáu dưới tám, cũ như... lục bát, nhưng anh “vật” nó như người nông dân vật đất. Đất được vật tới tơi, tới nhuyễn, tới toát hết tinh túy ra để nuôi mùa màng.

Anh “vật chữ” sáu tám cũng vậy. Khuôn khổ có thế mà anh ngắt khúc bẻ câu... khiến cho lục bát của anh luôn mới, luôn tươi.

Tôi cũng làm lục bát, từng có tập thơ chỉ lục bát mà thôi và thấm cái nỗi khó, nỗi nhàm, nỗi nhạt, nỗi lặp... nếu người viết không lao tâm khổ tứ. Lục bát có cái dễ là ai cũng làm được, cứ trên sáu dưới tám là lục bát, nhưng để nó thành thơ, mà thơ hay, thì đó là mồ hôi, là vật vã, là thông tuệ, là sáng láng...

Nguyễn Thế Kiên đã có những thành công nhất định trong thể loại lục bát. Nếu kể khoảng vài mươi nhà thơ Việt Nam làm lục bát hay thì trong đó phải có anh, dẫu thi thoảng anh cũng có “vật chữ” hơi quá, nó thiếu đi cái tự nhiên, dân dã của lục bát.

Anh có 15 tập thơ đã xuất bản, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hiện sinh sống tại Hà Nội.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.





VẮT MÌNH LÊN GIẬU XANH QUÊ



Hồi xanh mỗi bận về quê

Cuối năm vườn nắng chín bề bộn em

Gió trong văn vắt quanh thềm

Ao sen bóng mẹ còng thêm nhân từ.



Lạc vào phiên chợ mười tư

Hương rằm tháng Chạp dâng từ môi hoa

Gánh đời gửi chặng đường xa

Lòng ta an nẻo thật thà cội quê.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Ngõ làng muôn ngả tụ về

Em đừng nhắc cỏ bờ đê giật mình

Một bến sông, một mái đình

Mà lưu ký vạn bình minh kiếp người.



Mỗi lần về, một khôn nguôi

Ta vuông tròn mãi trong lời ru quê

Khép năm, lối cũ tìm về

Giặt hồn ta vắt bốn bề giậu xanh.






CHIỀU NGHI XUÂN



Cầm câu lục bát xôn xao

Con từ ngoài ấy theo vào xuân nay

Áo khăn rét đẫm chân ngày

Chiều bên mộ Cụ gió đầy đặn hương...



Mưa tàn lợp mái âm dương

Hoàng hôn lập cập khói sương bóng người

Loe hoe nhang đỏ thắp rồi

Mở dòng Lam chép khuyết bồi bể dâu.



Cụ giờ thắp chữ nơi đâu

Trần gian còn đẫm muôn câu nghẹn ngào

Văn chương, thế cuộc ồn ào

Trong cơn du nhập thương bao nỗi người.



Câu thơ lạnh nhạt thế thời

Vẽ mình cho lạ mắt người làm vui

Trong phe phái chữ dập vùi

Giải thiêng mấy cuộc ngậm ngùi nước non…



Chiều Nghi Xuân đã vuông tròn

Bóng hoàng hôn với gót son đồng hành

Người về lại cõi mây xanh



Để con cầm vía nhân sinh… gọi Kiều.





LÀNG ƠI...



Hồi xanh mỗi bận về quê

Cuối năm vườn nắng chín bề bộn em

Gió trong văn vắt quanh thềm

Ao sen bóng mẹ còng thêm nhân từ.



Lạc vào phiên chợ mười tư

Hương rằm tháng Chạp dâng từ môi hoa

Gánh đời gửi chặng đường xa

Lòng ta an nẻo thật thà cội quê.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Ngõ làng muôn ngả tụ về

Em đừng nhắc cỏ bờ đê giật mình

Một bến sông, một mái đình

Mà lưu ký vạn bình minh kiếp người.



Mỗi lần về, một khôn nguôi

Ta vuông tròn mãi trong lời ru quê

Khép năm, lối cũ tìm về

Giặt hồn ta vắt bốn bề giậu xanh.

Có thể bạn quan tâm

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

(GLO)- Từ ngày 16 đến 20-5, gần 40 ca sĩ, diễn viên, nghệ nhân Gia Lai đã tham gia 2 sự kiện vô cùng ý nghĩa tại tỉnh Nghệ An. Đó là hội diễn nghệ thuật quần chúng “Tiếng hát Làng Sen” và triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” năm 2025.

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023); 47 năm Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5/1978 - 18/5/2025), sáng 12-5, Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp Bảo tàng Quang Trung khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.