Gương mặt thơ: Lê Quốc Hán

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong chuyên mục kỳ này, tôi tiếp tục giới thiệu một gương mặt thơ là nhà toán học, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Lê Quốc Hán.

Nhà thơ Hương Đình-Tiến sĩ Toán học khi nói với tôi về Lê Quốc Hán cũng bày tỏ lòng kính trọng về khả năng toán học của ông, về sự vươn lên để cùng lúc vừa là nhà toán học vừa là nhà thơ và đều thành danh. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, có 5 tập thơ đã xuất bản. Và đặc biệt, ông còn là người đọc thơ, bình thơ rất duyên và tinh tế.

Bên trong con người toán học, Lê Quốc Hán có một con người thi nhân hết sức tinh tế và cũng ám ảnh sự duy lý khiến tứ thơ vững hơn: “Tất cả đã vèo trôi tất cả sẽ vèo trôi/Giấc hồ điệp/May/Còn sót lại muôn đời/Cái đẹp!...”. Còn đây là những câu thơ nhoi nhói trái tim: “Tháng bảy về ai lấy lửa sông Ngân/thắp sao đỏ sáng trên từng mộ chí/để mẫu đơn mang dáng hình tim chị/nở bừng lên rực rỡ ngã ba này.../Thương chị nhiều. Chiều. Không nỡ chia tay”.

Ông tự sự về mình, về thơ mình như thế này: Thấm thoắt hơn ba mươi năm trở lại làm thơ, dẫu mơ ước: “Cát vàng sóng cuốn về khơi/chỉ mong sót lại thơ tôi một dòng” còn xa, nhưng hôm nay “Ngỡ xa xôi, hóa quá gần/Bến phù du cách chỉ tầm gang tay”. Và, cái bến ông gọi phù du ấy, cả thơ và toán ấy, cho chúng ta một nhà thơ Lê Quốc Hán, một Phó Giáo sư-Tiến sĩ Lê Quốc Hán.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.





BÀI THƠ THỜI GIAN



Thời gian như chuyến tốc hành

mang theo lá đỏ và anh trở về.

Minh họa: T.N

Minh họa: T.N

Tóc xanh vừa lỗi lời thề

thoắt thành mây trắng cuối hè bay ngang.



Ngu ngơ chạm phải ao làng

sen chưa kịp hái đã tàn trên tay.



Trái đất ơi! Ngược vòng quay

cho ta nhặt lại cái ngày đầu tiên.





CHÉN ĐỜI



Những gì hôm nay mới lạ giao thừa sau đã cũ mèm

bài thơ nghìn năm vách đá sao còn vạch lá ra xem.



Cuộc đời dài như chớp mắt sớm xuân chiều ngả đông tàn

niềm vui chưa cầm lụi tắt nỗi buồn theo khói mây tan.



Người bảo tình yêu bất biến tôn vinh cái đẹp vĩnh hằng

ta thương dã tràng lấp biển ngợi ca đôi cánh chim bằng.



Tương lai chôn dần quá khứ dệt nên tháng tháng ngày ngày

cái mới phũ phàng cái cũ chén đời giọt đắng giọt cay.





TIẾNG HÓT


Có thể đến từ núi cao rừng thẳm

đang lạc bầy khản giọng hót tìm nhau

có thể đến từ đồng hoang bãi vắng

véo von ca trước sự sống nhiệm mầu.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Dẫu đôi lần dính mũi tên hòn đạn

vẫn trong veo tiếng hót thuở ban đầu

trong hữu hạn gắng tìm ra vô hạn

để tình người chạm đến đáy thẳm sâu.



Rồi một mai héo trên cành cổ thụ

gửi lời ca trong tiếng lá xạc xào

xác tan biến dạt ra ngoài vũ trụ

hồn vẫn còn thánh thót hót trên cao.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.