Gửi thông điệp ra thế giới từ Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Qua chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã hé lộ chiến lược đầy tham vọng trong việc thể hiện vai trò đầu tàu của Nhật Bản đối với hòa bình và thịnh vượng của khu vực.

 
 Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi dạo trong khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh: HẢI PHẠM
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi dạo trong khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh: HẢI PHẠM


Sau khi kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam sáng nay, Thủ tướng Nhật Bản lên đường đến Jakarta (Indonesia) cho địa điểm công du thứ hai kể từ khi nắm quyền hơn một tháng trước. Ông Suga được kỳ vọng sẽ tiếp tục thể hiện cam kết của Nhật Bản với khu vực, như thông điệp mà ông đã gửi tại Việt Nam trong màn "chào hỏi" đầy ấn tượng.
 


“Tôi chọn Việt Nam vì Việt Nam là một địa điểm thích hợp nhất để tôi gửi thông điệp lần đầu tiên ra thế giới.

Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide

Quan hệ "tốt chưa từng thấy"

Phát biểu tại cuộc gặp gỡ báo chí sau khi hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 19-10, Thủ tướng Suga cho biết Nhật Bản quyết định cung cấp vật tư hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam nhằm giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra ở miền Trung Việt Nam. "Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm về phòng chống thiên tai nên chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với Việt Nam" - ông nói.

Tinh thần tương trợ này cũng là nền tảng cho những kế hoạch hợp tác, cùng khắc phục hậu quả của đại dịch do virus corona chủng mới gây ra (COVID-19).

Tại cuộc gặp báo chí nói trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác chặt chẽ về phòng chống COVID-19, tạo mọi điều kiện thuận lợi để khôi phục các hoạt động hợp tác giữa hai nước, áp dụng quy chế đi lại ưu tiên giữa hai nước và sớm nối lại đường bay thương mại, tạo điều kiện quan trọng đẩy mạnh khôi phục các hoạt động hợp tác, thúc đẩy mở cửa thị trường...

Thủ tướng khẳng định Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng điều kiện về đất đai, nguồn nhân lực, môi trường, chính sách để kinh doanh hợp tác, phục vụ doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Tại cuộc họp báo thông báo thêm về kết quả hội đàm của hai thủ tướng, vụ trưởng Vụ Báo chí, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshida Tomoyuki cho biết: "Thủ tướng Suga nhấn mạnh rằng mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đang mạnh mẽ nhất từ trước tới nay, và Việt Nam là một đối tác chủ chốt của Nhật Bản ở khu vực Đông Nam Á".

Trong khi đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh rằng đối với Việt Nam, Nhật Bản là một đối tác chiến lược rất quan trọng.

Tái khẳng định vị trí của Nhật

Buổi sáng 19-10 tại Hà Nội cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là thời điểm giới quan sát quốc tế lần đầu tiên nhìn thấy ông Suga trong vai trò thủ tướng Nhật Bản gặp gỡ một lãnh đạo nước ngoài. Giản dị trong cử chỉ và nhã nhặn trong việc thể hiện cảm xúc, Thủ tướng Suga hầu như không khác mấy với hình ảnh của ông trong mắt công chúng lâu nay: một chính trị gia đầy quyết đoán và tham vọng đằng sau một vẻ ngoài trầm lặng.

Trước khi khởi hành tới Việt Nam, Thủ tướng Suga đã có một tuyên bố đáng chú ý tại Tokyo. Theo Nikkei, ông khẳng định mong muốn thông qua chuyến đi tới Đông Nam Á sẽ "thể hiện cho Nhật Bản và thế giới rằng Nhật Bản sẽ thể hiện vai trò dẫn dắt trong sự hòa bình và thịnh vượng của khu vực".

Tuyên bố này phản ánh phân tích của giới quan sát rằng Nhật Bản đang muốn đa dạng hóa hợp tác, lấy mối quan hệ giữa nước này với Đông Nam Á làm trung tâm. Mục tiêu ưu tiên của Nhật Bản lúc này là tăng cường sự gắn kết về mặt chính trị, an ninh và kinh tế với khu vực.

Mong muốn ấy đã được ông Suga thể hiện tại Việt Nam thông qua các thảo luận về tăng cường hợp tác an ninh, quốc phòng cũng như thảo luận về các kế hoạch đa dạng hóa chuỗi cung ứng, phù hợp với tầm nhìn của Tokyo về chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

Hôm 19-10, ông Suga đã có một phát biểu rất đáng chú ý về vai trò của Việt Nam trong kế hoạch tổng thể ấy. Ông nói: "Tôi rất vui khi đến thăm Việt Nam. Việt Nam là nước tôi đi đầu tiên sau khi nhậm chức thủ tướng Nhật Bản. Năm nay Việt Nam là chủ tịch ASEAN, là đối tác quan trọng của Nhật Bản và đóng vai trò quan trọng khi Nhật Bản tiến hành chiến lược hóa nội dung Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Nhật Bản là một quốc gia Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, sẽ tiếp tục góp phần cho hòa bình và thịnh vượng của khu vực. Tôi chọn Việt Nam vì Việt Nam là một địa điểm thích hợp nhất để tôi gửi thông điệp này lần đầu tiên ra thế giới".

Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ về vai trò của Việt Nam trong quan điểm của Nhật về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, người phát ngôn của thủ tướng Nhật Bản Yoshida cho biết Thủ tướng Suga và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ quan điểm chung về việc cần thiết phải thúc đẩy đa dạng hóa chuỗi cung ứng vốn dĩ cần phải có sức mạnh và khả năng phản ứng trước các diễn biến khu vực.

Chính vì vậy, tương tự như khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nhật Bản đang muốn tiếp tục thể hiện vai trò đầu tàu trong cấu trúc khu vực, và khi đó Việt Nam nghiễm nhiên là một trong những đối tác quan trọng.

 


Kỳ vọng thúc đẩy chuỗi cung ứng

Sau khi đến Việt Nam, Thủ tướng Suga Yoshihide đã bày tỏ mong muốn xem Việt Nam là một người bạn và là đối tác không thể thay thế, cùng với các nước ASEAN khác. Chúng tôi, với tư cách là đại diện công ty Nhật Bản tại Việt Nam, cảm thấy tự hào và biết ơn khi nhìn thấy ông Suga, người đôi khi được cho là nhút nhát và không đặc biệt yêu thích ngoại giao, đã đến thăm Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đại dịch này, chỉ sau một tháng nhậm chức thủ tướng.

Một số ý kiến cho rằng chuyến công du này của Thủ tướng Suga có thể kích hoạt một làn sóng đầu tư mới của Nhật Bản vào Việt Nam, nhất là khi Chính phủ Nhật Bản đang trợ cấp cho các doanh nghiệp trong nước đa dạng hóa cơ sở sản xuất sang Đông Nam Á.

Theo tôi, hiện nay các khoản đầu tư nhằm vào Việt Nam có hai động lực chính gồm khai thác thị trường tiêu dùng, chủ yếu là vào các lĩnh vực liên quan đến tiêu dùng, và xem Việt Nam như một trung tâm cung ứng toàn cầu (chủ yếu là vào các lĩnh vực sản xuất).

Xu hướng này sẽ không thay đổi, nhưng chuyến thăm lần này của thủ tướng đã nêu bật tầm quan trọng của liên minh hai quốc gia trong môi trường địa chính trị toàn cầu. Hai nước có lý do chính đáng để hợp tác trong lĩnh vực an ninh quốc gia cũng như kinh tế.

Chúng tôi kỳ vọng nhu cầu hợp tác mạnh mẽ hơn sẽ thúc đẩy chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp khác nhau bằng cách đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và hậu cần. Các lĩnh vực liên quan đến tiêu dùng cũng có triển vọng ở Việt Nam. Ngoài ra, một số nhà đầu tư Nhật Bản như khách sạn, du lịch, nhà hàng... hiện đang gặp khó khăn hơn ở thị trường trong nước và chưa thể đầu tư ra nước ngoài cũng sẽ tìm cách đẩy mạnh đầu tư ngay khi dịch được kiểm soát.

Ông Masataka "Sam" Yoshida (giám đốc toàn cầu M&A xuyên quốc gia của RECOF Corporation) - N. BÌNH ghi

Thủ tướng Suga: “Hãy thử đến Nhật Bản làm việc”
 

Thủ tướng Suga Yoshihide phát biểu tại Trường ĐH Việt - Nhật (ĐH Quốc gia Hà Nội) ngày 19-10 - Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Suga Yoshihide phát biểu tại Trường ĐH Việt - Nhật (ĐH Quốc gia Hà Nội) ngày 19-10 - Ảnh: TTXVN


Nguồn nhân lực trẻ và tràn đầy năng lượng từ các nước ASEAN đang trở nên vô cùng cần thiết với đời sống và kinh tế Nhật Bản hiện nay, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide nhấn mạnh với các sinh viên Trường ĐH Việt - Nhật ở Hà Nội chiều 19-10.

Biểu lộ niềm vinh dự khi đến thăm Trường ĐH Việt - Nhật, ông Suga nói đây là biểu tượng cho tình hữu nghị của hai nước và chia sẻ kỳ vọng về những đóng góp của trường cho những bước tiến trong tương lai của Việt Nam, Nhật Bản và ASEAN nói chung.

Già hóa dân số và thiếu hụt lao động là vấn đề nghiêm trọng mà Nhật Bản đang phải đối mặt.

Hai năm trước, khi còn là chánh văn phòng nội các, ông Suga đã từng chỉ đạo thay đổi các chính sách trong 14 lĩnh vực để đảm bảo Nhật Bản có thể tiếp cận dài hạn nguồn nhân lực có tay nghề cao.

"Chúng tôi đang tạo ra một môi trường có thể tiếp cận tất cả những người "muốn thử đến Nhật Bản làm việc"", ông Suga chia sẻ với sinh viên Trường ĐH Việt - Nhật.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Nguyễn Hoàng Oanh, phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt - Nhật, cho biết tỉ lệ lao động Việt Nam tại Nhật Bản hiện nay khá cao. Ông Oanh cho rằng thay vì xuất khẩu lao động phổ thông thì cung ứng nhân lực trình độ cao là một hướng đi bền vững hơn, đảm bảo người Việt tại Nhật có khả năng tìm kiếm được những công việc tốt.

Theo thống kê, mỗi năm có không dưới 30% sinh viên tốt nghiệp của Trường ĐH Việt - Nhật làm việc cho các công ty Nhật Bản.

Phần lớn các sinh viên Nhật Bản đang theo học tại đây cho rằng bên cạnh mối quan tâm về văn hóa và ngôn ngữ Việt, họ nhận thấy Việt Nam và ASEAN là nơi phát triển nhanh chóng trên thế giới và mong muốn xây dựng sự nghiệp tại Việt Nam.

"Trao đổi với các sinh viên Nhật Bản, chúng tôi nhận thấy các em đã quan sát thấy xu hướng dịch chuyển của kinh tế thế giới sang Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Việc lựa chọn học tập tại Việt Nam là để đón đầu xu hướng ấy" - ông Oanh chia sẻ với Tuổi Trẻ.

Meiri Watanabe - ngành khu vực học của Trường Đại học Việt - Nhật, người tham gia buổi đối thoại với Thủ tướng Suga chiều 19-10 - bày tỏ kỳ vọng rằng chính quyền Suga có thể thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác giáo dục song phương, đặc biệt là tạo cơ hội học tập về Việt Nam cho người Nhật.

KHOA THƯ

Theo NHẬT ĐĂNG (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.
Dịch tả lại hoành hành châu Phi

Dịch tả lại hoành hành châu Phi

(GLO)-Ngày 17/3, TTXVN tại châu Phi dẫn thông tin từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết trong đợt dịch tả đang bùng phát tại một số quốc gia thuộc châu lục này, giới chức y tế đã ghi nhận tổng cộng 53.660 ca mắc bệnh kể từ tháng 2 vừa qua đến nay, trong đó 1.282 ca tử vong.
ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

(GLO)-Theo TASS, trong lệnh bắt ngày 17-3, Tòa hình sự quốc tế ( ICC) cho biết họ nghi ngờ ông Putin đã trục xuất bất hợp pháp trẻ em và đưa người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Nga.