Góc khuất của Tỉ phú Phạm Nhật Vượng: Chuyện con đẻ, con nuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tiền “đông” nhất nước Việt, và Tỉ phú Phạm Nhật Vượng nói ông muốn “để lại gì đó cho đời”, sau khi những chiếc xe điện chốt đơn kỷ lục.

 

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng: khi phát triển xe điện mà thiếu linh kiện để nghiên cứu thử nghiệm, có cái chúng tôi chấp nhận trả giá gấp 48 lần để có. Ảnh: Vingroup
Tỉ phú Phạm Nhật Vượng: khi phát triển xe điện mà thiếu linh kiện để nghiên cứu thử nghiệm, có cái chúng tôi chấp nhận trả giá gấp 48 lần để có. Ảnh: Vingroup


Sau 2 năm “bặt tiếng”, tỉ phú tiền nhiều nhất Việt Nam theo xếp hạng của Forbes sáng nay vừa xuất hiện trong một bài phỏng vấn trên Vnexpress. Và, những “góc khuất” lần đầu tiên hé lộ.

Hoá ra, Vingroup từ lâu đã có một quỹ thiện nguyện mang tên Thiện Tâm. Hoá ra, trong đại dịch COVID-19, Vingroup đã có các khoản ủng hộ tổng cộng tới 9.400 tỉ đồng với quan điểm: Sẵn sàng chi để cứu người, vì đơn giản là thấy chết thì lao vào cứu, không so đo tính toán.

Và trong hoàn cảnh cũng bị đại dịch tác động đến mức “phải làm sao để sống sót”, và toàn bộ hệ thống phải tiết kiệm từng li, từng tí.

Người ta nói của cho không bằng cách cho. Và khi người ta đã không tiếc tiền, trao tặng những gì đang thiếu, đang khó nhất, dẫu là bao nhiêu, với giá nào... thì hẳn nhiên, họ phải có một động cơ nào đó.

Trong đại dịch, người dân chúng ta được chứng kiến những điều rất đẹp đẽ khi các Tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân... các tỉ phú chung sức chung lòng bằng tiền bạc tài sản và cả nhiệt huyết của chính họ.

Và động cơ của sự cống hiến ấy đôi khi, đơn giản là từ việc tận mắt “thấy quá nhiều hoàn cảnh thương tâm” khiến họ tự coi mình có trách nhiệm góp phần xoá bỏ, dẫu chẳng có ai buộc họ phải làm điều đó.

Câu hỏi “Tiền nhiều để làm gì?!”, thật ra không nên, không cần phải đặt ra.

Bởi những gì từ trái tim luôn sẽ đến với trái tim. Nói như ông Phạm Nhật Vượng: Mình khó thì còn những người khó hơn rất nhiều. Nếu giúp đỡ, chia sẻ được cho họ thì trong lòng thanh thản, có động lực để tiếp tục phấn đấu mạnh mẽ hơn.

Ông Vượng, với “những trăn trở” từ đợt dịch, sẽ tách Vinmec, Vinschool, VinUni, Quỹ Thiện Tâm... thành Khối Thiện nguyện xã hội… để có thể đóng góp xã hội nhiều hơn.

Và có thể, đó cũng là “một thứ gì đó” mà ông muốn để lại. Như những chiếc xe điện- để tạo ra một thương hiệu Việt “đẳng cấp cao” trên thế giới. Một thương hiệu xe điện, trong khi vẫn cam kết đảm bảo cho những chiếc xe chạy xăng.

Khi được hỏi về ước mơ, vị tỉ phú lừng danh nói ông mong muốn Vingroup sẽ là một tập đoàn có tiếng trên thế giới; dám nghĩ dám làm, truyền cảm hứng và luôn hướng thiện, vì cộng đồng

Và với mơ ước: Sẽ được người Việt Nam yêu quý, đánh giá cao.

Được yêu quý! Rất chân thành, nhưng cũng không ít ngậm ngùi.

Nếu ông Vượng giữ đúng lời, rằng “sẽ hết mình, không kể việc thiên hạ hay của Vingroup”, coi như việc “đương nhiên phải làm”, không phân biệt con đẻ con nuôi trong cả gia đình lẫn công việc,  thì cái ngày ấy cũng sẽ tới! Nhanh thôi.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/goc-khuat-cua-ti-phu-pham-nhat-vuong-chuyen-con-de-con-nuoi-995694.ldo

Theo Đào Tuấn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...