Giáo dục đi vào thực chất!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
"Giáo dục phải đi vào thực chất" - một khẩu hiệu đơn giản nhưng quả thật để thực hiện được rất khó, kể cả ở những quốc gia phát triển.

Việt Nam cũng không thể đứng ngoài mục tiêu này và hơn 30 năm đổi mới giáo dục cũng đang gặt hái được những kết quả đáng khích lệ.

Tôi có cậu con trai đang học lớp 1 tại TP HCM. Mỗi sáng khi cháu đến trường luôn có cô giáo đứng đón ở cửa lớp. Câu nói cô giáo trao đổi thường xuyên với phụ huynh là "hôm nay con đi học về có vui không ba, mẹ?". Tất cả chương trình học đều được cô trò giải quyết ở lớp nên không có bài tập về nhà. Thỉnh thoảng có bài tập chỉ là những bài ôn rất nhẹ nhàng và con tôi tự giải quyết. Cô giáo không chấm điểm các bài học. Điều này rất khác với những gì chúng ta vốn đã được học trước đây. Với tôi, đây chính là sự đổi mới, bởi các con luôn vui vẻ đến lớp và dễ dàng tiếp thu bài học từ cô giáo.

Xuất phát từ điều kiện khá khó khăn nên khi thực hiện đổi mới giáo dục ở nước ta cũng rất khó khăn. Vừa thực hiện các kế hoạch lâu dài như trang bị cơ sở vật chất, cải cách tiền lương giáo viên… vừa phải giải quyết cùng lúc các vấn đề: đổi mới sách giáo khoa, chuẩn hóa trình độ giáo viên, thay đổi thái độ học tập, xóa bệnh thành tích... Chúng ta đã mất vài thập kỷ và có lẽ cần thêm vài thập kỷ nữa để giải quyết các vấn đề trên.

Có nhiều mô hình giáo dục tiên tiến mà chúng ta đã học hỏi, như chương trình phổ thông của Phần Lan, Singapore, chương trình đại học của Hàn Quốc, Canada… Mô hình nào cũng lấy học sinh làm trung tâm, ưu tiên phát triển nhân cách và chú trọng tinh thần tự học. Trong kế hoạch tổng thể này, giáo viên đóng vai trò cốt lõi và được tạo mọi điều kiện để làm việc. Mức lương của giáo viên rất tốt để họ an tâm hoàn thiện trình độ giảng dạy. Với vai trò đặc thù, họ được xã hội tôn trọng và luôn nhận được sự hợp tác của phụ huynh. Quan trọng hơn, chương trình giáo dục được thiết kế nhằm hoàn thiện kiến thức cho học sinh nhưng không bị áp lực về thành tích.

Một trong những vấn đề khó khăn nhất trong cải cách giáo dục ở ta chính là thoát khỏi căn bệnh thành tích đã tồn tại nhiều năm qua. Căn bệnh này có ở những cơ quan quản lý giáo dục cấp trên và áp lực xuống từng địa phương và cuối cùng vẫn là đè nặng trên từng giáo viên đứng lớp. Điểm số và thành tích học sinh gần như là chỉ số lớn nhất để đánh giá giáo viên, đánh giá trường học và cả ngành giáo dục. Bệnh thành tích còn nghiêm trọng không kém khi xuất phát từ chính phụ huynh. Tâm lý "con chúng ta phải giỏi nhất" nên phải học ngày học đêm, học thêm… đã đẩy những đứa trẻ xa rời mục tiêu "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" mà ngành giáo dục đã đặt ra.

Thực trạng này không thay đổi được dễ làm vô hiệu hóa các chương trình cải cách. Càng nguy hiểm hơn là bệnh thành tích sẽ ngăn cách học sinh với các chương trình học thật, kiến thức thật và phát triển toàn diện mà chúng ta đang xây dựng.

Đổi mới giáo dục là mục tiêu vĩ mô và rất gian nan của bất cứ quốc gia nào. Thực hiện tốt chúng ta sẽ có những thế hệ công dân tốt. Có công dân tốt chúng ta mới xây dựng được một quốc gia phát triển theo đúng nghĩa quốc gia hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.