Giảm học phí không bằng tăng chất lượng đào tạo đại học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều trường đại học công bố phương án tuyển sinh năm 2021, trong đó nổi bật nhất là miễn, giảm học phí và tặng học bổng để hỗ trợ sinh viên.
 
Ảnh minh họa: Hải Nguyễn
Ảnh minh họa: Hải Nguyễn
Năm nay, Việt Nam bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, rất nhiều người mất việc làm hoặc giảm thu nhập. Lao động trong ngành du lịch dịch vụ gần gặp nhiều khó khăn nhất vì khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch lữ hành đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng. Đối với những người lao động này, việc lo cho con cái tiếp tục đến trường, vào đại học thực sự không dễ dàng.
Cùng với dịch bệnh là thiên tai hoành hành, 13 cơn bão đổ bộ vào các tỉnh miền Trung trong năm 2020, gây tổn thất về kinh tế cho đất nước. Riêng đối với từng hộ dân, thiệt hại về vật chất rất cụ thể, như trôi nhà cửa, lợn gà, hư hại mùa màng, không ít người chỉ còn hai bàn tay trắng. Không phải một vài gia đình, mà rất nhiều trường hợp trắng tay vì thiên tai.
Để cho học sinh không vì một giai đoạn khó khăn của gia đình mà bỏ học, mất đi cả tương lai, nên nhiều cá nhân, tổ chức cấp học bổng hỗ trợ cho học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, đối tượng thụ hưởng chủ yếu là người dân vùng thiên tai, còn những người thất nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch thì không có được sự hỗ trợ này.
Chính vì vậy, chính sách miễn, giảm học phí và tặng học bổng của các trường đại học là rất phù hợp.
Nhưng, điều mà các trường bắt buộc phải làm là cho dù thực hiện các chính sách miễn, giảm học phí thì vẫn nâng cao được chất lượng đào tạo. Mỗi năm chất lượng đều phải được nâng lên, nếu không thì sẽ ngày càng tụt hậu so với chuẩn mực đại học của các nước tiên tiến.
Muốn vậy thì không nên cào bằng chính sách miễn giảm, mà chỉ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để hỗ trợ. Tặng học bổng cho sinh viên xuất sắc là cách thu hút người giỏi và hỗ trợ có hiệu quả.
Các trường nên phối hợp với doanh nghiệp trong tuyển chọn và đào tạo nhân tài. Đối với sinh viên xuất sắc, doanh nghiệp có thể tài trợ học bổng với cam kết sinh viên ra trường phải làm việc tại doanh nghiệp có thời hạn. Hoặc, doanh nghiệp cấp học bổng hỗ trợ học tập nhưng không cần phải cam kết, mục đích chỉ vì phục vụ xã hội.
Cho dù là bằng cách nào, thì nguyên lý bất biến vẫn phải “có thực mới vực được đạo”. Nhà trường phải có đủ nguồn thu tối thiểu để bảo đảm việc dạy và học, chất lượng đào tạo được nâng cao. Không thể vì miễn, giảm học phí mà miễn, giảm luôn chất lượng.
Để có cái bằng đại học, nhưng trình độ thấp kém, thì cái bằng đó cũng chẳng giúp ích gì cho người sở hữu nó.
LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bịt lỗ hổng dữ liệu cá nhân

Bịt lỗ hổng dữ liệu cá nhân

'Người dân đang rất bức xúc với cuộc gọi rác. Tại sao các đối tượng lừa đảo vi phạm pháp luật biết rõ số điện thoại, đọc rõ chúng ta chưa nộp tiền điện, số hợp đồng điện, đọc rõ cả số căn cước công dân. Bài toán là lộ lọt từ đâu?'.

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đang diễn ra với tốc độ mạnh mẽ, mở ra thời cơ và cũng đặt ra thách thức. Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đáp ứng yêu cầu cấp bách.

Thuốc giả, trách nhiệm thật

Thuốc giả, trách nhiệm thật

'Thuốc giả ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân', Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên bày tỏ lo ngại, trong khi các quy định để an toàn cho điều trị, trong ngăn chặn thuốc giả vẫn chỉ triển khai rất hạn chế.

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

Dự án Luật Khoa học, Công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo vừa được Chính phủ trình Quốc hội vào ngày 6-5 là bước tiến về mặt thể chế, đồng thời cho thấy một tầm nhìn mới: đặt niềm tin vào trí tuệ con người và khát vọng sáng tạo như một động lực cốt lõi trong phát triển đất nước.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.