Giá trị của ngôi sao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau thành công tại SEA Games 32, ngành thể dục thể thao Việt Nam đang ngồi lại để 'tính chuyện tương lai' sau khi chúng ta đã hoàn thành xong giai đoạn thứ 2 của chiến lược phát triển kể từ sau ngày thống nhất đất nước.

Từ chỗ hòa nhập, hội nhập những năm 1990, giờ đây thể thao Việt Nam cũng khẳng định được vị thế của một quốc gia đứng đầu khu vực, để có thể chuyển sang một giai đoạn đầy thách thức, là chuyển mình trở thành một “cường quốc thể thao châu lục”.

Dù biết mục tiêu có những khó khăn khác biệt hoàn toàn với những sân chơi khu vực như SEA Games, nhưng thẳng thắn mà nói, thể thao không có chọn lựa nào khác là phải tiến lên. Nền thể thao của chúng ta nhận được sự quan tâm và đầu tư của Đảng, Nhà nước, dân số đông, xã hội ưa chuộng thể thao và về khía cạnh thành tích cũng từng có những kết quả ở tầm Olympic, thế giới.

Đã đến lúc, ngành thể thao phải tính đến việc tận dụng mọi nguồn lực để tạo được những bước tiến chất lượng. Và, một trong những nguồn lực đó chính là từ vận động viên (VĐV). Ảnh hưởng từ những VĐV nổi bật như Nguyễn Thị Oanh (điền kinh), Trần Thị Thanh Thúy (bóng chuyền), Huỳnh Như (bóng đá nữ), Nguyễn Thị Thật (xe đạp) hay trước kia là Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi lội), Lê Quang Liêm (cờ vua), Hoàng Xuân Vinh (bắn súng)… không chỉ giúp ngành thể thao tạo dựng hình ảnh, tên tuổi ở đấu trường quốc tế, mà còn góp phần quảng bá giá trị cũng như văn hóa của con người Việt Nam ra quốc tế, trong mỗi lần họ đi thi đấu và giành thành tích cao, hay trong mỗi chuyến xuất ngoại thi đấu theo dạng VĐV được chuyển nhượng từ các câu lạc bộ ở Việt Nam.

Vấn đề là chúng ta chưa đánh giá được hết tiềm năng của “nguồn lực tại chỗ” này. Một VĐV tài năng luôn là một câu chuyện truyền cảm hứng có giá trị. Cuộc đời, sự nghiệp của họ đều là một phần mang năng lượng tích cực của cuộc sống trong xã hội. Họ không chỉ là đại diện của vinh quang, của chiến thắng mà còn là bài học của sự hy sinh và tinh thần sức khỏe rất dễ lan tỏa cho giới trẻ, trong đó có cả niềm tự hào, lòng yêu nước. Một học viện cầu lông mang tên Tiến Minh, một trung tâm đào tạo bơi lội mang tên Ánh Viên, không chỉ đem đến cho những không gian sống khỏe mạnh mà còn là minh chứng cho những điều tốt đẹp mà thể thao đem lại cho các VĐV, qua đó khuyến khích ngày càng nhiều người tìm đến và tập luyện thể dục thể thao.

Có thể nhận thấy, ngành thể thao chưa làm được việc xây dựng các giá trị ngôi sao cho VĐV, một phần do yếu tố khách quan khi tính “nhà nghề” chưa có, thiếu hẳn những đơn vị chuyên nghiệp để khai thác giá trị thương hiệu của VĐV. Nhưng rõ ràng, với yêu cầu nâng tầm đẳng cấp cho nền thể thao, thì yếu tố “ngôi sao” cần phải được tính đến và có những kế hoạch bài bản để thu hút đầu tư. Thực tế cho thấy, sau mỗi sự kiện thể thao thành công, những khoản tiền thưởng đều rất lớn và rất nhiều khoản hoàn toàn mang tính chất ủng hộ, phi lợi nhuận.

Đó cũng là một phần của “giá trị ngôi sao” khi huy động sự đóng góp của xã hội. Những khoản ủng hộ này càng lớn, sẽ giúp ngân sách nhà nước giảm bớt áp lực để dành nhiều hơn cho công tác huấn luyện, du đấu. Nói cách khác, nếu những giá trị của VĐV được khai thác đúng mức thì cá nhân VĐV, môn thể thao mà họ chơi, cũng sẽ nhận được sự quan tâm của xã hội và từ đó, hình thành được phong trào, thu hút được nhân tài để tạo đà rèn luyện, gặt hái thành tích đỉnh cao.

Thể thao ngày càng cần thêm nhiều ngôi sao, nhiều câu chuyện truyền cảm hứng, nhiều cá nhân có tác động đến nhận thức xã hội về sức khỏe, để phục vụ hiệu quả cho chiến lược phát triển thể dục thể thao ở giai đoạn mới.

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.