Gia Lai: Tôn vinh điển hình tiên tiến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo kế hoạch, sáng 9-6, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc và Ngày truyền thống thi đua yêu nước (11/6/1948-11/6/2018). Tại đây, cùng với việc đánh giá kết quả thực hiện lời dạy của Bác về thi đua yêu nước trong 70 năm qua, tỉnh ta sẽ tôn vinh những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua ở các ngành, lĩnh vực, địa phương.

Chắc chắn các tập thể, cá nhân được tôn vinh trong đợt này là những “bông hoa” đẹp nhất trong “vườn hoa thi đua” của tỉnh nhà thời gian qua. Đó là anh Vương Văn Đoàn-Trưởng thôn Brọch (xã Đông, huyện Kbang) luôn gương mẫu và có nhiều đóng góp cho phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Là một trong những phụ nữ hiếm hoi giữ vai trò già làng, bà Tây Thị Thu Hà (làng Nghe Nhỏ, thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro) vừa tích cực tham gia bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, vừa vận động bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

 

Ảnh: Thanh Nhật
Ảnh: Thanh Nhật

Hưởng ứng phong trào nghiên cứu khoa học kỹ thuật do nhà trường phát động, 2 em học sinh Phan Thị Huyền Vy và Bùi Minh Thi (lớp 11C6, Trường THPT chuyên Hùng Vương) đã dày công nghiên cứu đề tài: “Khả năng hấp thu và phóng thích thuốc Famotidine của mạng lưới cấu trúc 3D-nano-cellulose lên men từ chè xanh”. Kết quả, đề tài đã đạt giải nhất tại cuộc thi Khoa học Kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm 2018 cấp quốc gia khu vực phía Nam và được chọn tham gia cuộc thi Khoa học Kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm 2018 cấp quốc tế tại Hoa Kỳ. Ở xã Ia Hdreh của huyện Krông Pa xa xôi, thầy Ninh Văn Dậu (Trường THPT Đinh Tiên Hoàng) đã không quản khó nhọc ngày đêm lặn lội đến tận rẫy để vận động học sinh đến lớp, để rồi không ít cô cậu học trò vùng sâu xem người thầy dạy của mình là cha…

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trên địa bàn tỉnh có hàng ngàn tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến ở nhiều lĩnh vực. Qua việc sơ kết, tổng kết phong trào thi đua yêu nước, các ngành, đoàn thể chính trị-xã hội và địa phương cũng đã kịp thời biểu dương, tôn vinh nhiều tấm gương xuất sắc. Tuy nhiên, việc phát hiện, biểu dương, khen thưởng có lúc, có nơi vẫn chưa kịp thời; cá biệt có trường hợp đối tượng được biểu dương, khen thưởng chưa phải là điển hình nhất; cũng có trường hợp vì “nuôi” thành tích nên đề xuất khen thưởng một cách gượng ép…

Phát hiện, biểu dương và nhân rộng điển hình tiên tiến là những khâu rất quan trọng trong công tác thi đua-khen thưởng. Nếu làm tốt quy trình này thì công tác thi đua-khen thưởng sẽ thực sự trở thành động lực thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.

Nhiều người cho rằng, việc phát hiện và biểu dương điển hình tiên tiến không thể “khoán trắng” cho cán bộ, công chức chuyên trách công tác này. Chính cộng đồng dân cư và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở là nơi phát hiện, thẩm định và đề nghị biểu dương các điển hình tiên tiến. Cùng với đó, truyền thông cũng là một trong những kênh quan trọng để giới thiệu và thẩm định những gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến. Thực tế chứng minh rằng, việc giới thiệu các điển hình tiên tiến trên báo Gia Lai, kênh sóng Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, website Tỉnh Đoàn… đã góp phần phát hiện, thẩm định, tôn vinh những “bông hoa đẹp” trong “vườn hoa thi đua” của tỉnh. Mặt khác, việc giới thiệu gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trên các phương tiện truyền thông cũng là cách để kích thích, động viên mọi người trong xã hội cùng nỗ lực phấn đấu.

Tôn vinh, khen thưởng các điển hình tiên tiến là việc đương nhiên. Tuy vậy, việc phát hiện, giới thiệu những tấm gương điển hình cũng không kém phần quan trọng. Vì vậy, theo chúng tôi, Nhà nước cần có cơ chế biểu dương, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân làm tốt công tác này.

Duy Lê

Có thể bạn quan tâm

Bài viết của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về thực hiện ý nguyện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bài viết của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về thực hiện ý nguyện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo Gia Lai trân trọng giới thiệu bài viết “Thực hiện ý nguyện của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Quốc hội tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và sự kỳ vọng của Nhân dân" của đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội.

Đồng chí Nguyễn Tuấn Anh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND (bìa phải) tặng quà cho gia đình bà Huỳnh Thị Bốn (tổ dân phố 7, thị trấn Phú Túc) là thân nhân liệt sĩ. Ảnh: Lê Nam

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Anh thăm tặng quà gia đình chính sách ở Krông Pa

(GLO)- Sáng 24-7, Đoàn lãnh đạo tỉnh do đồng chí Nguyễn Tuấn Anh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đi thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách, người có công tiêu biểu tại huyện Krông Pa nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh-Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2024).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch thăm, tặng quà gia đình ông Trần Quang Bảo (thôn Plei Ia Kơ Al, xã Ia Piar). Ảnh: Vũ Chi

Phó Chủ tịch phụ trách UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch thăm, tặng quà gia đình chính sách huyện Phú Thiện

(GLO)- Chiều 23-7, đoàn công tác do Phó Chủ tịch phụ trách UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch làm trưởng đoàn đến thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách, người có công với cách mạng tiêu biểu tại huyện Phú Thiện nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024).
Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy thăm, tặng quà gia đình chính sách huyện Chư Păh

Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy thăm, tặng quà gia đình chính sách huyện Chư Păh

(GLO)-Chiều 23-7, đoàn công tác do đồng chí Thái Thanh Bình-Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho 5 gia đình chính sách, người có công tiêu biểu tại huyện Chư Păh nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024).