Gia Lai: Tổ chức thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về Gia đình và phòng- chống bạo lực gia đình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 17-1-2025, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai có kế hoạch số 07 /KH-SVHTTDL về việc tổ chức Cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về Gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2025, với chủ đề “Gia đình hạnh phúc-Quốc gia thịnh vượng”.

Mục đích cuộc thi nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền kỷ niệm 24 năm ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025) và Tháng Hành động quốc gia về phòng-chống bạo lực gia đình năm 2025; khuyến khích mọi người tìm hiểu về công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình; phát hiện, nêu gương, nhân rộng những mô hình gia đình tiêu biểu trong việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh.

z6239898885810-80ea3be2674967fd597a462f6e154de2.jpg
Cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về Gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2025, với chủ đề “Gia đình hạnh phúc-Quốc gia thịnh vượng” do Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức. Ảnh: Phan Lài

Thông qua cuộc thi tạo sự lan toả và tôn vinh những giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam, đề cao chuẩn mực đạo đức, lối sống và truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình. Góp phần giáo dục truyền thống văn hóa và giá trị của gia đình, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người dân trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình các dân tộc tỉnh Gia Lai.

Theo đó, nội dung các bài dự thi là những câu chuyện có thật đang diễn ra tại tỉnh Gia Lai về các gia đình tiêu biểu trong việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc; các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh.

Các tác phẩm dự thi phải đúng chủ đề, có sức thuyết phục, mang tính giáo dục, qua đó tạo được ấn tượng và cảm xúc cho người đọc. (Bài viết về phòng-chống bạo lực gia đình có thể thay tên nhân vật nhưng phải là câu chuyện có thật).

Cuộc thi gồm 2 hình thức: Thi viết và thi vẽ. Thi viết gồm 2 phần: Trắc nghiệm câu hỏi kiến thức về công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình. Bài viết giới thiệu về các gia đình, tổ chức, cá nhân có những hoạt động tiêu biểu trong công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Thi vẽ: Thể hiện trên tranh vẽ tác phẩm về gia đình hạnh phúc.

Thời gian nhận bài thi từ tháng 3-2025 đến hết tháng 5-2025. Thời gian tổng kết và trao giải: Dự kiến Quý III năm 2025, tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Nơi nhận bài thi: Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và Gia đình-Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, địa chỉ: Khu trụ sở Liên cơ quan, số 17 đường Trần Hưng Đạo, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Các tác giả đoạt giải của cuộc thi sẽ được cấp Giấy chứng nhận và tiền thưởng theo quy định; cơ cấu các giải thưởng như sau: Thi viết: 1 giải Nhất; 2 giải Nhì; 3 giải Ba; 15 giải Khuyến khích. Thi vẽ: 1 giải Nhất; 3 giải Nhì; 4 giải Ba; 14 giải Khuyến khích.

the-le-cuoc-thi.pdf

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

(GLO)- Với phương châm "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", thời gian qua, đội ngũ cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã thường xuyên chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực khi sử dụng mạng xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả chế độ chính sách, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

“Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng”: Lan tỏa yêu thương

“Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng” lan tỏa yêu thương

(GLO)- Hơn nửa tháng qua, với điểm “Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng” tại số 323 Nguyễn Viết Xuân (phường Hội Phú, TP. Pleiku), nhóm thợ cắt tóc trẻ đã góp phần lan tỏa yêu thương đến nhiều người, nhất là lao động nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn.