Gia Lai: Thu hút đầu tư vào các dự án du lịch trọng điểm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhằm tạo bước chuyển biến đột phá trong phát triển du lịch của tỉnh, UBND tỉnh Gia Lai vừa có công văn chỉ đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch và các sở, ngành, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch hàng năm, triển khai nhiệm vụ thực hiện kế hoạch “Đẩy mạnh công tác du lịch tỉnh Gia Lai năm 2017 và giai đoạn 2017 - 2020”.

Du khách nghe giới thiệu về công trình Thủy điện Yaly. Ảnh: T.N
Du khách nghe giới thiệu về công trình Thủy điện Ia Ly. Ảnh: T.N

Trước mắt, tập trung đầu tư các dự án du lịch tại TP. Pleiku, sớm đưa Pleiku trở thành trung tâm du lịch của tỉnh, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, thu hút sự quan tâm của khách du lịch đến Gia Lai ngày càng nhiều. Triển khai xây dựng quy hoạch chi tiết, dự án chi tiết Điểm du lịch quốc gia Hồ Ia Ly, khu du lịch vùng căn cứ cách mạng Kbang gắn với Tây Sơn thượng đạo, Công viên Địa chất toàn cầu.

Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh chủ động tham mưu cho Ban Chỉ đạo đôn đốc các sở, ban, ngành, Hiệp hội Du lịch tỉnh và địa phương liên quan thực hiện. Đồng thời, cùng với các sở, ngành liên quan chuẩn bị các nội dung và điều kiện để thúc đẩy các hoạt động xúc tiến đầu tư về du lịch. Đề xuất hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, tạo thuận lợi cho khách du lịch tiếp cận điểm du lịch, tạo hành lang hấp dẫn thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ, đảm bảo các cơ sở lưu trú duy trì đúng chất lượng, loại hạng đã được công nhận, các cơ sở dịch vụ ăn uống đảm bảo an toàn thực phẩm. Quan tâm xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân và các thành phần kinh tế tạo sức hấp dẫn để thu hút khách du lịch.

Đồng thời, các ngành liên quan xây dựng quy chế ứng xử văn minh, lịch thiệp, đặc biệt ở những khâu tiếp xúc thường xuyên với người dân và du khách như cảng hàng không, bến xe, cửa khẩu… Có kế hoạch giám sát, kiểm tra và tiếp nhận những phản hồi của nhân dân và du khách để xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn tại điểm du lịch, đảm bảo vệ sinh môi trường; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ lao động trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Ngoài ra, UBND tỉnh Gia Lai còn yêu cầu Hiệp hội Du lịch tỉnh vận động các doanh nghiệp đầu tư xây dựng sản phẩm-dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến, quảng bá sản phẩm, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy hoạt động du lịch tỉnh nhà phát triển.

Thanh Nhật

Có thể bạn quan tâm

Khám phá những đồi chè có khung cảnh tuyệt đẹp tại Việt Nam

Khám phá những đồi chè có khung cảnh tuyệt đẹp tại Việt Nam

Mỗi đồi chè tại Việt Nam đều mang trong mình một vẻ đẹp riêng, từ những cánh đồng chè rộng lớn đến những đồi chè uốn lượn trên các sườn đồi. Đây không chỉ là điểm đến du lịch hấp dẫn mà còn là nơi sản xuất ra những loại chè chất lượng cao, mang đậm hương vị đặc trưng của từng vùng miền.
Các homestay, farmstay ở Gia Lai hút khách dịp lễ

Các homestay, farmstay ở Gia Lai hút khách dịp lễ

(GLO)-

Ngoài các danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Gia Lai thu hút hàng ngàn du khách, người dân đến tham quan thưởng lãm trong dịp lễ Quốc khánh 2-9 thì các homestay, farmstay nơi đây cũng không kém phần nhộn nhịp.

Trang mới cho du lịch cộng đồng

Trang mới cho du lịch cộng đồng

(GLO)- Năm 2019, Gia Lai ra mắt sản phẩm du lịch cộng đồng (DLCĐ) đầu tiên tại làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) từ dự án “Di sản kết nối” do Hội đồng Anh tài trợ với kinh phí 1,3 tỷ đồng.
Kỳ bí hòn đá chồng ở Chư Glap

Kỳ bí hòn đá chồng ở Chư Glap

(GLO)- Ở núi Chư Glap (làng Ring, xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tảng đá kỳ lạ xếp chồng lên nhau một cách tự nhiên. Trong số này, nổi bật nhất là tượng đá Glap.