Gia Lai: Phối hợp xử lý vi phạm trong quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 1-7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Tiến Đông đã ký Quyết định số 1423/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế phối hợp xử lý vi phạm trong công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh.

 Các đơn vị thi công Dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên quốc lộ 25. Ảnh: Lê Hòa
Các đơn vị thi công Dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên quốc lộ 25. Ảnh: Lê Hòa

Theo đó, đối tượng áp dụng là Sở Giao thông-Vận tải; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn; các sở, ban, ngành; Chi cục Quản lý Đường bộ III.4 thuộc Cục Quản lý Đường bộ III và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

Quy chế này quy định về nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm phối hợp hoạt động giữa Sở Giao thông-Vận tải, Chi cục Quản lý Đường bộ III.4, nhà thầu bảo trì công trình đường bộ và các đơn vị liên quan phối hợp thực hiện tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Vận động các tổ chức, cá nhân tự giác tháo dỡ các công trình vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, khôi phục nguyên trạng để đảm bảo an toàn giao thông; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và các quy định khác.

Sở Giao thông-Vận tải có trách nhiệm chỉ đạo nhà thầu bảo trì công trình đường bộ thực hiện nghiêm túc công tác theo quy định tại Thông tư số 04/2019/TT-BGTVT ngày 23-1-2019 của Bộ Giao thông-Vận tải quy định về tuần tra, kiểm tra để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Chỉ đạo Thanh tra Sở Giao thông-Vận tải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Về trách nhiệm, UBND cấp huyện quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật; phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ tiếp nhận thông tin, xử lý và theo dõi xử lý các vi phạm; UBND cấp xã quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ trên tất cả đường giao thông (quốc lộ, tỉnh lộ) thuộc địa bàn quản lý (tiếp nhận bàn giao và quản lý, bảo vệ các cột mốc lộ giới, mốc giải phóng mặt bằng của công trình đường bộ). Phối hợp với Thanh tra Sở Giao thông-Vận tải, Chi cục Quản lý Đường bộ III.4, nhà thầu bảo trì công trình đường bộ trong quá trình rà soát, thống kê các trường hợp vi phạm phần đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ. Bên cạnh đó, chủ động kiểm tra, phát hiện và phối hợp với nhà thầu bảo trì công trình đường bộ để ngăn chặn hành vi vi phạm; giải thích, yêu cầu đối tượng vi phạm chấp hành quy định của pháp luật; xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.

Định kỳ hàng năm, các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra về trách nhiệm trong công tác phối hợp xử lý vi phạm về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý.

 

HÀ SỰ

 

Có thể bạn quan tâm

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

(GLO)- Mạng lưới giao thông kết nối đang được tỉnh Gia Lai quan tâm đầu tư, nhiều dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng đường đến vùng khó đang dần hoàn thiện mang đến cơ hội phát triển, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.