Gia Lai phấn đấu diện tích nhà ở đạt khoảng 22,9 m2 sàn/người vào năm 2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Quyết định này điều chỉnh Điều 1 Quyết định số 382/QĐ-UBND ngày 10-8-2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Gia Lai giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035.

Theo đó, điều chỉnh khoản 1 Điều 1 về mục tiêu tổng quát là phát triển nhà ở đáp ứng nhu cầu về xây mới và cải tạo nhà ở của người dân, đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn. Đối với các nhà ở hiện hữu bao gồm nhà chung cư và nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân khi xuống cấp, không đảm bảo chất lượng thì được cải tạo, xây dựng lại.

Phát triển nhà ở có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp và của các đối tượng thụ hưởng chính sách. Phát triển thị trường bất động sản nhà ở bền vững, minh bạch dưới sự điều tiết, giám sát của Nhà nước, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; hạn chế tình trạng đầu cơ, lãng phí tài nguyên đất trong phát triển nhà ở.

Điều chỉnh khoản 2 Điều 1 về mục tiêu cụ thể phát triển nhà ở đến năm 2025: Diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh phấn đấu đạt khoảng 22,9 m2 sàn/người.

Trong đó, diện tích nhà ở bình quân tại đô thị đạt khoảng 31,3 m2 sàn/người; diện tích nhà ở bình quân tại nông thôn đạt khoảng 18,4 m2 sàn/người.

Tổng diện tích nhà ở toàn tỉnh đến năm 2025 phấn đấu đạt trên 38,6 triệu m2 (tăng thêm hơn 6 triệu m2), trong đó, diện tích nhà ở thương mại khoảng trên 2,665 triệu m2, nhà ở xã hội khoảng 96,81 ngàn m2, nhà ở cho sinh viên, học sinh khoảng 11,16 ngàn m2, nhà ở do Nhân dân tự đầu tư xây dựng khoảng hơn 3,29 triệu m2. Nhà ở phát triển mới phải đảm bảo đạt chất lượng từ bán kiên cố trở lên, phấn đấu xóa bỏ nhà ở đơn sơ hiện có, không có nhà ở đơn sơ phát sinh mới.

Về phát triển nhà ở giai đoạn 2026-2030, diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh phấn đấu đạt khoảng 25,9 m2 sàn/người.

Trong đó, diện tích nhà ở bình quân tại đô thị đạt khoảng 35,4 m2 sàn/người; diện tích nhà ở bình quân tại nông thôn đạt khoảng 19,6 m2 sàn/người. Tổng diện tích nhà ở toàn tỉnh giai đoạn 2026-2030 phấn đấu đạt khoảng trên 48 triệu m2 (tăng thêm khoảng hơn 9,5 triệu m2), trong đó, nhà ở thương mại khoảng trên 3,274 triệu m2, nhà ở xã hội khoảng 331,84 ngàn m2, nhà ở cho sinh viên, học sinh khoảng 3,32 ngàn m2, nhà ở do Nhân dân tự đầu tư xây dựng khoảng hơn 5,9 triệu m2.

Nhà ở phát triển mới phải đảm bảo đạt chất lượng từ bán kiên cố trở lên, tiếp tục kêu gọi thực hiện chỉnh trang, cải tạo, nâng cấp từ nhà thiếu kiên cố lên bán kiên cố.

Đến năm 2045, phấn đấu chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân của tỉnh tiệm cận với chỉ tiêu nhà ở bình quân toàn quốc. Cơ bản hoàn thành việc đầu tư xây dựng quỹ nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp, các đối tượng chính sách có nhu cầu hỗ trợ nhà ở tại khu vực đô thị và nông thôn.

Phát triển nhà ở thích ứng với biến đổi khí hậu, chống chịu thiên tai đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân; giảm phát thải trong các công trình nhà ở chung cư xây mới, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các dự án nhà ở.

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo “điểm đen” tai nạn giao thông trên các tuyến đường tránh

Cảnh báo “điểm đen” tai nạn giao thông trên các tuyến đường tránh

(GLO)- Do hạ tầng chưa đồng bộ và tổ chức giao thông còn bất cập nên tạo ra một số “điểm đen” trên các tuyến đường tránh tại Gia Lai, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Thực trạng này đòi hỏi cơ quan chức năng sớm triển khai các giải pháp nhằm hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông

Tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông

(GLO)- Với quan điểm giao thông đi trước mở đường để phát triển nhanh và bền vững, cùng với triển khai Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy, tỉnh từng bước tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.

Chủ động phương tiện, đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ

Chủ động phương tiện, đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ

(GLO)- Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay kéo dài 5 ngày, dự báo nhu cầu đi lại của người dân sẽ tăng cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng và đơn vị kinh doanh vận tải hành khách chủ động triển khai các phương án, bố trí nhân sự và phương tiện nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ.