Gia Lai: Nỗ lực xây dựng phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, công tác xây dựng phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị luôn được các cấp, các ngành trong tỉnh chú trọng và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.  

Theo thống kê của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, đến nay, 100% phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã đăng ký xây dựng phường, thị trấn văn minh đô thị và có 19 phường, thị trấn đã được công nhận đạt chuẩn văn minh đô thị, gồm: 13 phường thuộc TP. Pleiku, 4 phường thuộc thị xã Ayun Pa, thị trấn Chư Sê (huyện Chư Sê) và thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Pah). Việc xây dựng phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị không chỉ làm thay đổi diện mạo cho địa phương mà còn góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

 

Lực lượng chức năng TP. Pleiku ra quân xử lý việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Ảnh: Đ.T
Lực lượng chức năng TP. Pleiku ra quân xử lý việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Ảnh: Đ.T

Ông Nguyễn Xuân Hà-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku, cho biết: “Các phường trên địa bàn TP. Pleiku đều thực hiện tốt nếp sống văn minh đô thị. Để có được kết quả đó, hàng năm, các ban, ngành, đoàn thể đã phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện hiệu quả Đề án “Xây dựng nếp sống văn minh đô thị” trên địa bàn thành phố; trong đó chú trọng việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện trật tự văn minh đô thị”.

Phòng Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh đô thị và việc cưới, việc tang, lễ hội; thực hiện quy ước, hương ước, đảm bảm vệ sinh môi trường và trật tự đô thị. Riêng công tác quản lý trật tự đô thị, từ đầu năm 2017 đến nay, đoàn kiểm tra xử lý trật tự đô thị của thành phố đã phối hợp với các địa phương tuyên truyền, vận động và xử lý nhiều trường hợp lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh buôn bán. Đoàn kiểm tra xử lý trật tự đô thị đã phát hiện 8.150 trường hợp lắp mái che, bảng quảng cáo không đúng quy định, lấn chiếm vỉa hè, xây dựng bục bệ, nhà, vật kiến trúc lấn chiếm chỉ giới xây dựng. Qua tuyên truyền đã có 6.302 trường hợp tự tháo dỡ, số còn lại đoàn tiếp tục tuyên truyền để người dân đồng tình, chấp hành chủ trương chung của thành phố.  Hướng tới xây dựng TP. Pleiku trở thành đô thị loại I trước năm 2019, thành phố sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các tiêu chuẩn về xây dựng đô thị văn minh.

Hội Thương là một trong những phường trên địa bàn TP. Pleiku làm tốt công tác văn minh đô thị. Bà Võ Thị Hằng-Chủ tịch UBND phường Hội Thương, chia sẻ: “Hội Thương được công nhận phường đạt chuẩn văn minh đô thị là sự nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị phường. Chúng tôi thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân bằng nhiều hình thức, trong đó chú trọng việc nêu cao tinh thần tự giác của người dân. Để giữ vững danh hiệu phường văn minh đô thị, chúng tôi rất cần sự đồng hành của nhân dân trong việc chỉnh trang, tôn tạo diện mạo đô thị. Hiện phường đang tập trung chỉ đạo tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân hiểu rõ chủ trương chung của địa phương”.

Tại huyện Chư Pah, ông Nguyễn Hữu Qưới-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện, cho rằng: “Thời gian qua, huyện Chư Pah rất quan tâm chỉ đạo xây dựng thị trấn văn minh đô thị. Theo đó, Phòng đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền để nhân dân nắm vững và tự giác thu gom, xử lý rác thải, thực hiện hiệu quả mô hình tổ dân phố văn minh và tuyến đường tự quản”.

Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy-Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống Văn hóa-Gia đình (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch), cho biết: Những nỗ lực của các đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh trong việc đẩy mạnh xây dựng phường, thị trấn văn minh đô thị thời gian qua sẽ là bước đệm để các phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh tích cực xây dựng các tiêu chuẩn văn minh đô thị. Ngoài việc tổ chức thực hiện tốt các nội dung xây dựng “phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”, Ban Chỉ đạo các phường, thị trấn cần có các giải pháp cụ thể, phù hợp để triển khai đến tận người dân cùng phấn đấu thực hiện chủ trương: Không còn tình trạng vứt rác bừa bãi; không có người ăn xin, lang thang cơ nhỡ; không còn nhà ở tạm bợ; không để tăng thêm người nghiện ma túy và nạn trộm cắp trên địa bàn; không lấn chiếm, vi phạm trật tự đô thị...

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Quân và dân chung tay làm sạch môi trường suối Hội Phú

Quân và dân chung tay làm sạch môi trường suối Hội Phú

(GLO)- Những ngày cuối năm 2024, bờ kè suối Hội Phú (TP. Pleiku) như được khoác lên mình tấm áo mới khi các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 1 (Sư đoàn 2, Quân khu 5), Trung đoàn 48 (Sư đoàn 320, Quân đoàn 34) và đoàn viên, thanh niên cùng nhau phát quang cỏ dại, cải tạo cảnh quan để chào đón năm mới.

Người dân trên địa bàn tỉnh khoan giếng để lấy nước sinh hoạt và tưới cho cây trồng. Ảnh: Lê Nam

Báo cáo tình hình khai thác tài nguyên nước và lắp đặt thiết bị giám sát tài nguyên nước trước ngày 30-1-2025

(GLO)- Triển khai thực hiện Luật Tài nguyên nước năm 2023, Sở TN-MT Gia Lai vừa có Công văn số 4642/STNMT-KS-TNN, yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh thực hiện lập báo cáo tình hình khai thác tài nguyên nước gửi về Sở trước ngày 30-1-2025.

Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

E-magazineQuy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

VỚI TẦM NHÌN DÀI HẠN NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÁC LỢI THẾ CỦA TỈNH, QUY HOẠCH LÀ CĂN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ BÌNH PHƯỚC SẮP XẾP, BỐ TRÍ HIỆU QUẢ CÁC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN, HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ, KẾT CẤU HẠ TẦNG, PHÂN BỔ ĐẤT ĐAI…

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thống nhất không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 đối với 4 loại giấy tờ do UBND TP. Pleiku và Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố đề xuất.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.