Gia Lai: Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân ngày Quốc tế Phụ nữ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Làm gì để tạo ra môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em trong gia đình, trường học và xã hội? Đó là chủ đề đang được các cấp Hội phụ nữ trong toàn tỉnh hưởng ứng với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng đến ngày Quốc tế Phụ nữ (8-3).
Tạo môi trường an toàn
Với chủ đề năm 2019 là “An toàn cho phụ nữ, trẻ em trong gia đình, trường học và xã hội”, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai sẽ tổ chức nhiều hoạt động quy mô để kêu gọi sự vào cuộc, hành động của toàn xã hội vì sự an toàn cho phụ nữ và trẻ em. Vào sáng 7-3, Hội LHPN sẽ tổ chức lễ hưởng ứng chủ đề năm và chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, kỷ niệm ngày khởi nghĩa Hai Bà Trưng tại Nhà Thiếu nhi tỉnh với sự tham dự của khoảng 1.500 người. Tiếp đó sẽ là cuộc trò chuyện, trao đổi giữa những người tham dự với Giáo sư-Tiến sĩ, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng về các vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em.
 Hội LHPN huyện Đak Pơ tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng chủ đề năm 2019 và triển khai hoạt động chào mừng ngày 8-3. Ảnh: N.B
Hội LHPN huyện Đak Pơ tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng chủ đề năm 2019 và triển khai hoạt động chào mừng ngày 8-3. Ảnh: N.B
Ngoài ra, Hội LHPN tỉnh cũng đã xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động cụ thể. Bà Phạm Thị Hoa-Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh-cho biết: “Hội sẽ tăng cường công tác tuyên truyền về phòng-chống bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ, trẻ em; quyết tâm phòng-chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; phòng-chống suy dinh dưỡng ở trẻ; chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em; đảm bảo an toàn thực phẩm trong gia đình. Trong môi trường học đường, vấn đề phòng-chống bạo lực học đường, tai nạn thương tích cũng luôn được quan tâm, đề cao. Để tạo môi trường an toàn ngoài xã hội, Hội kêu gọi chung tay phòng-chống bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em; phòng-chống tai nạn thương tích, tai nạn giao thông; chú trọng vấn đề an toàn cho phụ nữ nơi làm việc, công sở cũng như an toàn trong môi trường mạng, nhất là trong thời đại 4.0 hiện nay”. Những nội dung trên sẽ được lồng ghép các hoạt động của Hội, các chương trình, đề án, trong đó chú trọng công tác nghiên cứu, giám sát, phản biện, đề xuất chính sách bảo vệ phụ nữ và trẻ em.
Sôi nổi các hoạt động tôn vinh

Bà Phạm Thị Hoa-Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh: “Thông qua các hoạt động sẽ khơi dậy, phát huy truyền thống vẻ vang, phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, khẳng định vai trò của họ trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Đồng thời, tạo không khí phấn khởi, thi đua trong cán bộ, hội viên, phụ nữ các dân tộc trong tỉnh”.

Ngay từ những ngày đầu tháng 3, nhiều địa phương đã tổ chức các hoạt động hưởng ứng chủ đề năm, thiết thực chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8-3. Hội LHPN huyện Đak Pơ tổ chức lễ mít tinh với khẩu hiệu “Phụ nữ Đak Pơ tham gia phòng-chống bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em” với sự tham gia của hơn 300 người. Sau buổi lễ, cùng với biểu ngữ, đoàn đi bộ qua nhiều tuyến đường kêu gọi mọi người chung tay hành động vì môi trường an toàn, tốt đẹp cho phụ nữ và trẻ em. Trước đó, ngày 3-3, Hội LHPN huyện Chư Sê tổ chức hội thi lấy chủ đề năm 2019 làm nội dung trọng tâm. 15 xã, thị trấn đã tham gia hội thi với những tiểu phẩm, trả lời câu hỏi... kêu gọi cộng đồng cùng hành động, không im lặng trước tội ác, nhất là tội ác xâm hại tình dục trẻ em, bạo lực đối với phụ nữ. Tại hội thi, Hội LHPN huyện tặng 10 suất quà cho hội viên phụ nữ nghèo, 5 suất cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (trị giá 500 ngàn đồng/suất). Đặc biệt, ban tổ chức còn gây quỹ vì phụ nữ nghèo ngay tại hội thi và nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân cùng các đơn vị tham gia với tổng số tiền thu được là 27,5 triệu đồng.
Tại các thôn, làng, hoạt động hưởng ứng cũng diễn ra mạnh mẽ với nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến các vấn đề thiết thân với phụ nữ. Điển hình, từ đầu tháng 3, chi hội Phụ nữ làng Yăh (thị trấn Ia Ly, huyện Chư Pah) ngoài triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động tôn vinh nữ giới, phát động hưởng ứng năm chủ đề còn khảo sát nhu cầu vay vốn của phụ nữ để xây nhà tiêu hợp vệ sinh, đảm bảo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Hội viên, phụ nữ còn được tuyên truyền xóa bỏ hủ tục trong ma chay, cưới hỏi, hôn nhân cận huyết thống và tảo hôn.
 NGUYÊN BÌNH

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.