Gia Lai: Nguồn vốn tín dụng nhà ở xã hội... “đóng băng”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Theo tổng hợp từ Bộ Xây dựng, Gia Lai là một trong các tỉnh không có dự án nhà ở xã hội nào được khởi công xây dựng từ năm 2021 đến nay.

Vì vậy, nguồn vốn hỗ trợ chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ gần như rơi vào tình trạng “đóng băng”.

Tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội diễn ra vào ngày 16-3 vừa qua, đại diện Bộ Xây dựng đã thông tin về nguồn vốn hỗ trợ chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11-3-2023 của Chính phủ.

Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho phân khúc nhà ở xã hội hiện vẫn chưa phát sinh dư nợ tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh. Ảnh: S.C

Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho phân khúc nhà ở xã hội hiện vẫn chưa phát sinh dư nợ tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh. Ảnh: S.C

Theo đó, hiện nay, 28 địa phương đã công bố danh mục 68 dự án nhà ở xã hội đủ điều kiện vay theo chương trình tín dụng này với nhu cầu vay vốn hơn 30.000 tỷ đồng. Các ngân hàng thương mại đã cam kết cấp tín dụng cho 15 dự án với số vốn khoảng 7.000 tỷ đồng, trong đó đã có 8 dự án nhà ở xã hội tại 7 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 640 tỷ đồng.

Cụ thể, BIDV đã giải ngân cho 3 chủ đầu tư dự án tại các tỉnh Phú Thọ, Thanh Hóa, Bình Dương với số tiền 95,7 tỷ đồng; VietinBank đã giải ngân cho 1 chủ đầu tư dự án tại tỉnh An Giang với số tiền 128,6 tỷ đồng; Agribank đã giải ngân cho 4 chủ đầu tư dự án tại các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Ninh, Kiên Giang với số tiền 415,7 tỷ đồng.

Gia Lai là một trong các tỉnh không có dự án nhà ở xã hội nào được khởi công trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay. Vì vậy, chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi cho phân khúc bất động sản nhà ở xã hội vẫn chưa phát sinh dư nợ tại các chi nhánh ngân hàng thương mại BIDV, Agribank, Vietcombank, VietinBank.

Ông Phan Tiến Thu-Giám đốc Agribank Đông Gia Lai-cho biết: “Tham gia chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng, Agribank dành 30.000 tỷ đồng với mức lãi suất hỗ trợ 2% để cho vay đối tượng khách hàng là pháp nhân, cá nhân đầu tư dự án, mua nhà ở tại các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo xây dựng lại chung cư cũ thuộc danh mục do Bộ Xây dựng công bố. Tuy nhiên, do không có dự án nhà ở xã hội trong danh mục được công bố thì Ngân hàng không thể triển khai cho vay được.”

Gia Lai: Nguồn vốn tín dụng nhà ở xã hội... “đóng băng” ảnh 2

Nguồn vốn tín dụng nhà ở xã hội... “đóng băng”. Ảnh: S.C

Bám sát nhu cầu thực tế về nhà ở và nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân đáp ứng các nhu cầu thiết yếu đời sống, BIDV Gia Lai cũng dành nguồn lực triển khai chương trình tín dụng tiêu dùng trung-dài hạn với các mức lãi suất ưu đãi. Bà Trần Thị Ngọc Tiến-Trưởng phòng Khách hàng cá nhân 1 (BIDV Gia Lai) thông tin: “Nhu cầu vay vốn để mua nhà ở, xây dựng, sửa chữa nhà ở có xu hướng gia tăng. Nhằm hỗ trợ khách hàng, Chi nhánh triển khai chương trình tín dụng tiêu dùng trung hạn, dài hạn với thời gian vay vốn 5-7 năm, phù hợp với nhu cầu, điều kiện, khả năng trả nợ của khách hàng. Nếu khách hàng vay vốn tiêu dùng đảm bảo bằng lương thì mức cho vay tối đa là 36 lần lương. Nếu khách hàng có đảm bảo bằng tài sản thì mức cho vay tùy thuộc vào nhu cầu và giá trị tài sản bảo đảm”.

Được biết, Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh vẫn đang phối hợp với Sở Xây dựng nắm bắt tình hình triển khai Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh để báo cáo Trung ương theo quy định. Ông Nguyễn Hữu Nghị-Giám đốc Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh-cho biết: “Hiện nay, chúng tôi tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện Kế hoạch số 57/KH-GLA về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 15-1-2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo thực hiện chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết số 33/NQ-CP. Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh đề nghị các tổ chức tín dụng trên địa bàn đẩy mạnh huy động vốn, đặc biệt là vốn trung hạn, dài hạn bằng các hình thức đa dạng, phong phú; bám sát danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh và nhu cầu đầu tư phát triển năm 2024 để mở rộng tín dụng đáp ứng kịp thời các nhu cầu của người dân, doanh nghiệp”.

Có thể bạn quan tâm

Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.