Gia Lai: Khai mạc Tuần lễ Văn hóa ẩm thực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tối 2-11, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đã khai mạc Tuần lễ Văn hóa ẩm thực tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động đặc sắc chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/1945-23/11/2022).
Tuần lễ Văn hóa ẩm thực sẽ diễn ra từ ngày 2 đến ngày 6-11 với sự tham gia của 27 gian hàng đến từ các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh. 
Các món ăn đặc trưng văn hóa bản địa hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo du khách tới thưởng thức. Ảnh: Trần Dung
Các món ăn đặc trưng của người dân bản địa thu hút đông đảo du khách tới thưởng thức và trải nghiệm. Ảnh: Trần Dung
Tại Tuần lễ Văn hóa ẩm thực, du khách được thưởng thức các món ăn đặc trưng của người dân bản địa như: gà nướng xa lửa, cơm lam, lá mì cà đắng, các loại muối kiến, muối lá… của gian hàng ẩm thực truyền thống Jarai Food (TP. Pleiku) và H’Bya (huyện Đak Đoa)… Được trực tiếp trải nghiệm quy trình chế biến món ăn tại Tuần lễ, nhiều thực khách tỏ ra khá thích thú.
Các gian hàng ẩm thực đường phố với các món ăn như gỏi đu đủ, gỏi ba khía, các món ốc,...cũng thu hút thực khách. Ảnh: Trần Dung
Các gian hàng ẩm thực đường phố với các món ăn như gỏi đu đủ, gỏi ba khía, các món ốc,... thu hút thực khách. Ảnh: Trần Dung
Cùng với đó, các gian hàng ẩm thực đường phố với các món ăn như: gỏi đu đủ, gỏi ba khía, lẩu ly, kem khói, các món ốc chế biến kiểu Thái… và một số gian hàng bánh dân gian như: bánh bèo, nậm, tai vạc, bánh lọc trần, bánh lọc gói lá chuối kiểu Huế…, hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo thực khách đến thưởng thức.
Bên cạnh các gian hàng ẩm thực, tại Tuần lễ Văn hóa ẩm thực còn có sự xuất hiện của các gian hàng quảng bá, giới thiệu về nông sản đặc trưng của Gia Lai như: cà phê, mật ong, dược liệu,...
Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức các chương trình văn nghệ, trình diễn âm thanh, ánh sáng đặc sắc tại sân khấu của khu ẩm thực.
Tuần lễ Văn hóa ẩm thực là dịp để Gia Lai quảng bá các giá trị đặc sắc trong kho tàng văn hóa của đồng bào các dân tộc đến người dân và du khách, mang đến những trải nghiệm thú vị về du lịch của tỉnh thông qua ẩm thực.
TRẦN DUNG

Có thể bạn quan tâm

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

(GLO)- Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo một không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá, với sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển, sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá. Sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Những ngày qua, sau khi phim “Lật Mặt 8” mang tên “Vòng tay nắng” với những cảnh quay tại Khu du lịch Bàu Trắng (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) khởi chiếu tại các rạp thì ngày càng có nhiều người đến check-in hơn với các địa danh được nhắc đến trong phim.

Bánh hoa mai kẹp hạt

Bánh hoa mai kẹp hạt

Cơ sở sản xuất ngũ cốc, trà hoa Cô Ba Bình Định (phường Hoài Hảo, TX Hoài Nhơn) hiện cung ứng ra thị trường dòng sản phẩm mới mang tên bánh hoa mai kẹp hạt, được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị tự nhiên, bổ dưỡng.
Cá đá sông Côn

Cá đá sông Côn

Người dân ở vùng núi huyện Vĩnh Thạnh vẫn gìn giữ một món ăn giản dị mà đậm đà bản sắc - cá đá nướng cuốn lá rừng. Cá đá là loài cá nhỏ sống trong các khe suối, ghềnh đá, nơi nước chảy xiết, trong vắt. 
Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

null