Gia Lai có 110 làng thanh niên “2 không, 2 có”

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Theo báo cáo của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh hiện có 110 làng thanh niên “2 không, 2 có”.

Mô hình làng thanh niên “2 không, 2 có” do Hội LHTN Việt Nam tỉnh Gia Lai triển khai từ tháng 1-2019, với các tiêu chí: 2 không (không có thanh niên thất nghiệp; không để xảy ra trọng án, tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên được kiềm chế so với năm trước); 2 có (có đội nhóm thanh niên giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; có mô hình thanh niên phát triển kinh tế).

Có “mô hình thanh niên phát triển kinh tế” là 1 trong 4 tiêu chí của làng thanh niên “2 không, 2 có”. Ảnh: Minh Châu

Có “mô hình thanh niên phát triển kinh tế” là 1 trong 4 tiêu chí của làng thanh niên “2 không, 2 có”. Ảnh: Minh Châu

Tính đến cuối năm 2023, toàn tỉnh có 110 làng thanh niên “2 không, 2 có”, trong đó có 2 làng cấp tỉnh, 34 làng cấp huyện, 74 làng cấp xã. Thời gian qua, tổ chức Hội các cấp đã tăng cường công tác tuyên truyền trực quan, giáo dục và hỗ trợ thanh niên. Từ năm 2019 đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức 180 đợt tình nguyện tại các làng được chọn xây dựng làng thanh niên “2 không, 2 có”; thực hiện 174 công trình, phần việc thanh niên; xây dựng và duy trì hiệu quả 116 tuyến đường thanh niên tự quản. Đồng thời, tổ chức Hội các cấp đã hỗ trợ 52 mô hình phát triển kinh tế cho thanh niên dân tộc thiểu số…

Từ khi triển khai đến nay, có 49 làng đã đạt 4 tiêu chí và được công nhận đạt chuẩn làng thanh niên “2 không, 2 có”; trong đó có 87 làng đạt tiêu chí “không có thanh niên thất nghiệp”; 107 làng đạt tiêu chí “không để xảy ra trọng án, tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên được kiềm chế so với năm trước”; 99 làng đạt tiêu chí “có đội nhóm thanh niên giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”, 102 làng đạt tiêu chí “có mô hình thanh niên phát triển kinh tế”.

Mô hình làng thanh niên “2 không, 2 có” đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần cùng địa phương xây dựng nông thôn mới; tạo sự thay đổi nhận thức, tư duy của hội viên, thanh niên nông thôn để chấp hành tốt pháp luật, trật tự an toàn xã hội và góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

(GLO)- Cô gái Lê Ánh Thùy Trang (20 tuổi, thôn Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từ bỏ giảng đường cao đẳng để về quê khởi nghiệp với sản phẩm tinh dầu bơ thuần thiên nhiên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 12-11, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Chư Pưh tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” cho học sinh huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai).

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.