Gia Lai: Cả làng dân tộc Bahnar trồng cà phê sạch, bán lúc nào cũng được giá cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vụ thu hoạch cà phê năm nay, hàng chục hộ dân tộc thiểu số, trong đó có người Ba Na ở huyện Đăk Đoa (Gia Lai) tiết kiệm nhiều khoản chi phí, bán cà phê tươi với giá cao 10.700 đồng/kg nhờ ứng dụng chế phẩm sinh học trồng cà phê sạch...
Video: Vườn cà phê ứng dụng chế phẩm sinh học của nhiều hộ đồng bào dân tộc, trong đó có người Ba Na ở xã Glar, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai.
Năng suất, giá cả cà phê tăng mạnh nhờ thay đổi tư duy canh tác
Nhằm nâng cao giá cả cũng như chất lượng cà phê, từ năm 2018 – 2019, hàng chục hộ dân tộc Ba Na ở xã Glar đã tham gia vào HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Lam Anh ở thôn Tuơh Ktu, xã Glar. Họ cùng nhau cam kết sản xuất cà phê theo chứng nhận UTZ - chứng nhận toàn cầu về cà phê sạch, đảm bảo sức khỏe người trồng và bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất.

Nhằm nâng cao sản lượng cũng như chất lượng cà phê, hàng chục hộ người dân tộc Ba Na ở xã Glar đã ứng dụng chế phẩm sinh học trong canh tác cây cà phê. Ảnh T.H
Nhằm nâng cao sản lượng cũng như chất lượng cà phê, hàng chục hộ người dân tộc Ba Na ở xã Glar đã ứng dụng chế phẩm sinh học trong canh tác cây cà phê. Ảnh: T.H
Theo người dân nơi đây, sản xuất cà phê theo chứng nhận UTZ, toàn bộ quy trình sản xuất thay đổi hoàn toàn theo hướng hữu cơ. Trong đó, thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học được giảm thiểu và chỉ sử dụng ở thời điểm nhất định theo quy trình. 
Tuyệt đối không sử dụng thuốc diệt cỏ, tăng lượng phân hữu cơ và chế phẩm sinh học trong phòng trừ bệnh hại. Với hướng đi này, người nông dân vừa bớt lo cảnh mất mùa mà còn bán được cà phê tươi với giá cao, đạt 8.500 đồng/kg.
Kế thừa thành quả trên, năm 2020 hàng chục hộ Ba Na tại xã Glar tiếp tục áp dụng quy trình canh tác cây cà phê ứng dụng chế phẩm sinh học với phương châm "đất tốt, vườn xanh, nhà nông khỏe mạnh". Việc ứng dụng chế phẩm sinh học vào quy trình canh tác cây cà phê nhằm khắc phục những điểm yếu do lối canh tác cũ, lạm dụng phân bón hóa học và hóa chất độc hại.

Việc ứng dụng chế phẩm sinh học trong canh tác cây cà phê giúp hạt cà phê được loại bỏ hóa chất, đặc biệt người dân còn bán được giá cao 10.700 đồng/kg cà phê tươi. Ảnh: T.H
Việc ứng dụng chế phẩm sinh học trong canh tác cây cà phê giúp hạt cà phê được loại bỏ hóa chất, đặc biệt người dân còn bán được giá cao 10.700 đồng/kg cà phê tươi. Ảnh: T.H
Từ sản xuất cà phê theo hướng vô cơ, người dân tại xã Glar đã cùng nhau cam kết sản xuất cà phê theo chứng nhận UTZ, 4C và hiện tại là ứng dụng chế phẩm sinh học. Chính sự thay đổi tư duy canh tác này đã giúp nông dân cắt giảm được lượng phân bón học từ 30% đến 50% ngay từ năm đầu tiên triển khai, không sử dụng thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu hóa học và trừ nấm bệnh hóa học.
Dẫn PV Báo Điện tử Dân Việt dạo quanh vườn cà phê, anh Xuân (SN 1986, dân tộc Ba Na, trú tại xã Glar) phấn khởi nói: "Trước đó, năm 2018 gia đình mình có sản xuất 1,5ha cà phê 20 năm tuổi theo chứng nhận UTZ. 
Sản xuất cà phê theo chứng nhận UTZ giúp tạo ra sản phẩm cà phê sạch hơn, sức khỏe người trồng và môi trường được đảm bảo nhờ giảm các chất hoá học độc hại. Với hướng đi này, những năm qua năng suất vườn cây đã tăng cao, gấp nhiều lần so với chăm sóc cà phê theo hướng truyền thống".

Nhờ thay đối lối canh tác cây cà phê, vườn cà phê của gia đình anh Xuân không chỉ mang lại năng suất cao vượt trội mà giá cà phê tươi được thương lái thu mua tại vườn với giá 10.700 đồng/kg. Ảnh: T.H
Nhờ thay đối lối canh tác cây cà phê, vườn cà phê của gia đình anh Xuân không chỉ mang lại năng suất cao vượt trội mà giá cà phê tươi được thương lái thu mua tại vườn với giá 10.700 đồng/kg. Ảnh: T.H
"Nhằm nâng cao giá cả, năng suất cũng như tuổi thọ của cây, cuối năm 2020 gia đình tôi tiếp tục ứng dụng chế phẩm sinh học trong canh tác cây cà phê với diện tích trên. Nhờ vậy đã hạn chế tối đa lượng phân hóa học, hạt cà phê cũng giảm thiểu được hoá chất nên vụ mùa vừa rồi tôi đã bán 1,5 tấn cà phê tươi với giá 10.700 đồng/kg. Năng suất vụ mùa 2021 dự kiến đạt trên 5 tấn nhân".
Đất tốt, vườn xanh, nhà nông khỏe mạnh
Tương tự hộ anh Xuân, nhờ thay đổi tư duy canh tác cây cà phê từ truyền thống thành sản xuất cà phê theo hướng 4C, chú Uê (người dân tộc Ba Na, trú tại xã Glar) đã thu về 8 tấn nhân trên diện tích 2ha. Trước đó, 2 ha cà phê này gia đình chú Uê chỉ thu về khoảng 4 tấn.

Không riêng hộ anh Xuân, vườn cà phê của ông Uê cũng mang lại năng suất vượt trội nhờ thay đối tư duy, trồng cà phê sạch. Ảnh: T.H
Không riêng hộ anh Xuân, vườn cà phê của ông Uê cũng mang lại năng suất vượt trội nhờ thay đối tư duy, trồng cà phê sạch. Ảnh: T.H
"Năm nay thấy bà con làm cà phê truyền thống than phiền mất mùa, nhưng vườn cà phê 4C của chúng tôi vẫn đạt năng suất, thậm chí còn tăng so với năm ngoái. Vụ mùa vừa rồi, tôi có ứng dụng chế phẩm sinh học trong canh tác cây cà phê trên diện tích 1ha. Nhờ vậy, gia đình không chỉ bán được cà phê tươi với giá cao mà còn tiết kiệm được nhiều khoản chi phí như tiền phân, thuốc men, công làm cỏ, xịt cỏ…Đặc biệt, có thể tận dụng tối đa những phụ phẩm như bơ, đậu nành, chuối…ủ để làm phân bón cho cây trồng…", ông Uê bộc bạch.
Dù mới triển khai mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong canh tác cây cà phê được hơn 1 năm song hiệu quả đem lại rất khả quan. Qua đánh giá vườn trình diễn, lượng phân hóa học sử dụng trong năm giảm 50% và vườn cây được cải tạo tốt, năng suất vẫn tăng từ 20%-25% so với những năm trước đó khi canh tác theo phương pháp truyền thống. Dự kiến sản lượng sẽ tăng cao trong những năm tới.

Giờ đây hàng chục hộ dân tộc thiểu số ở xã Glar chẳng còn nỗi lo
Giờ đây hàng chục hộ dân tộc thiểu số ở xã Glar chẳng còn nỗi lo "được mùa mất giá hay được giá mất mùa". Ảnh: T.H
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Hữu Anh – Giám đốc HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Lam Anh cho biết: "Việc lạm dụng hóa chất và phân bón hóa học trong canh tác để tăng năng suất tối đa cho cây trồng làm cho đất đai bị thoái hóa, sâu bệnh hại, chi phí sản xuất tăng cao, sức khỏe người lao động bị ảnh hưởng…
Trước thực trạng trên, HTX đã có nghiên cứu học hỏi, ứng dụng chế phẩm sinh học trong canh tác cây cà phê. Nhờ vậy, những vườn cà phê của người dân được cải tạo, thay vì phun thuốc trừ sâu hay cắt cỏ như trước. Hướng đi này sẽ giữ lại vườn cỏ làm nền tảng để phục hồi nền đất đang dần bị thoái hóa, phát triển hệ vi sinh có lợi trong vườn cây, số lượng giun đất trong vườn cũng tăng lên".

Từ canh tác cà phê truyền thống theo hướng vô cơ, nông dân đã chuyển sang ứng dụng chế phẩm sinh học với phương châm đất tốt, vườn xanh, nhà nông khỏe mạnh. Ảnh: T.H
Từ canh tác cà phê truyền thống theo hướng vô cơ, nông dân đã chuyển sang ứng dụng chế phẩm sinh học với phương châm đất tốt, vườn xanh, nhà nông khỏe mạnh. Ảnh: T.H
"Việc thay đổi tư duy canh tác cây cà phê ứng dụng chế phẩm sinh học là một hướng đi phù hợp với xu hướng sản xuất chung hiện tại, tiết kiệm được chi phí sản xuất tối đa khi giá cả phân bón hóa học, vật tư nông nghiệp đều tăng cao. Bên cạnh đó, những nông hộ tiên phong tham gia vào mô hình đều có sự tuân thủ nghiêm túc về quy trình, tập trung vào canh tác nên đem lại kết quả cao. Đồng thời, họ còn là những hình mẫu cho việc nhân rộng mô hình vào niên vụ canh tác cà phê năm 2022 trên địa bàn".
Theo Trần Hiền (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kon Thụp triển khai "Công trình cây xanh" tại làng Dơ Nâu để góp phần tăng lượng cây xanh trồng trên địa bàn. Ảnh: Người dân cung cấp.

Mang Yang thực hiện tốt mục tiêu trồng cây phân tán

(GLO)-Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 7-5-2021 của Ban thường vụ Huyện ủy Mang Yang về trồng cây phân tán trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, các cấp, ngành của huyện đã tăng cường huy động nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp và PTNT phải tăng tốc và bứt phá trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp và PTNT phải tăng tốc và bứt phá trong năm 2025

(GLO)- Chiều 27-12, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự và chủ trì hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cùng các bộ, ngành liên quan.