Giá đất chững lại, giao dịch bất động sản ở Đắk Nông "hạ nhiệt"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hơn 1 tháng nay, thị trường giao dịch bất động sản ở thành phố Gia Nghĩa có dấu hiệu chững lại. Trước thực tế này, nhiều người buôn bán đất như "ngồi trên lửa" vì trót đầu tư những khoản tiền lớn nhưng việc tìm kiếm đầu ra thì không hề dễ dàng.
 
Sau khi thiết lập các mức giá cao kỷ lục, giao dịch đất đai ở Khu tái định cư bờ đông, ở phường Nghĩa Đức, thành phố Gia Nghĩa đã giảm mạnh. Ảnh: Phan Tuấn
Sau khi thiết lập các mức giá cao kỷ lục, giao dịch đất đai ở Khu tái định cư bờ đông, ở phường Nghĩa Đức, thành phố Gia Nghĩa đã giảm mạnh. Ảnh: Phan Tuấn
Những ngày qua, có nhiều câu chuyện về đất đai đã xảy ra ở thành phố Gia Nghĩa. Trong đó, nổi lên tình trạng có nhiều người dân chấp nhận hạ giá, chịu lỗ để rao bán lô đất mình vừa cọc tiền hoặc đã đầu tư mua từ trước đó. Thậm chí, có nhiều người còn chấp nhận mất trắng tiền cọc, không tiếp tục thực hiện hợp động giao dịch mua bán đất đai.
Trò chuyện với chúng tôi, nhiều người dân thừa nhận thà mất cọc chứ không dám bỏ ra khoản tiền hàng tỉ đồng đầu tư bất động sản nữa vì thị trường đã chững lại, đầu ra cũng hết sức mong lung. Nếu như khi chấp nhận xuống tiền với giá trị lớn mà không bán ra được thì việc thua lỗ và hậu quả sẽ còn nặng nề hơn rất nhiều.
Mới đây, chị Q., ở thành phố Gia Nghĩa đã phải nếm "trái đắng", chấp nhận mất trắng số tiền đặt cọc tiền mua đất rất lớn là 400 triệu đồng. Trước đó, cuối tháng 4.2022, chị Q., quyết định mua một lô đất ở phường Nghĩa Trung có giá trị được hai bên định giá là 3,3 tỷ đồng. Sau khi thống nhất, chị Q. và chủ đất tiến hành làm hợp đồng đặt cọc với số tiền 400 triệu đồng.
Tuy nhiên, khi đến hẹn, chị Q không xoay xở được tiền nên xin chủ đất hẹn thêm ít ngày nữa để xoay xở. Hơn 10 ngày sau, chị Q. vẫn không kiếm được đủ tiền. Lúc này, chủ đất thông báo chấm dứt hiệu lực hợp đồng đặt cọc. Hệ quả, chị Q. mất trắng số tiền rất lớn vào đất đai. 
Thực tế cho thấy, thị trường bất động sản hạ nhiệt là điều rất dễ nhận thấy. Khoảng 3 năm trở lại đây, Khu tái định cư bờ Đông, ở phường Nghĩa Đức đã tạo nên cơn "sốt", thu hút nhiều người dân đến hỏi thăm và mua bán, sang nhượng đất đai. Thế nhưng, khoảng 2 tháng nay, số lượng người dân đến hỏi thăm, mua đất đai ở khu vực này đã giảm mạnh. 
Ngoài thực tế như vậy, thực tế tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Gia Nghĩa, một số văn phòng công chứng, bộ phận một cửa xã phường, thành phố... cũng chứng minh thị trường đất đai đã "hạ nhiệt". Khi đến những địa điểm nêu trên, người dân không còn phải chen chúc, xếp hàng chờ đợi đến lượt để giao dịch về đất đai như trước đây. 
Chia sẻ về việc này, một lãnh đạo Văn phòng đăng ký đất đai ở thành phố Gia Nghĩa khẳng định: "Hơn 1 tháng nay, số lượng hồ sơ chuyển nhượng số lượng người dân giao dịch , mua bán đất đai đã có xu hướng giảm mạnh. Ước tính số lượng giao dịch về đất đai giảm khoảng 20% so với cùng kỳ các tháng trước đó trong năm 2022".
Theo Phan Tuấn (LĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Logistics: “Đòn bẩy” xuất khẩu nông sản

Logistics: “Đòn bẩy” xuất khẩu nông sản

(GLO)- Trong chiến lược phát triển hạ tầng giao thông, tỉnh Gia Lai đã đề ra những giải pháp mang tính đột phá nhằm phát triển dịch vụ logistics và thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng logistics, tạo đòn bẩy cho xuất khẩu nông sản.

Người dân làng Dơ Nâu tham gia làm đường bê tông dẫn ra khu sản xuất. Ảnh: L.N

Kon Thụp ưu tiên đầu tư đường giao thông nông thôn

(GLO)- Từ các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và sự đóng góp của người dân, xã Kon Thụp (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) ưu tiên đầu tư duy tu, sửa chữa và mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội của địa phương phát triển.

Gia Lai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất

Gia Lai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.