(GLO)-Ngày 11-8, Hội Tình thương Pleiku đã nhận thêm 2,3 triệu đồng từ một cá nhân giấu tên; nâng tổng số tiền ủng hộ lên 44,3 triệu đồng của 36 cá nhân trong tỉnh Gia Lai tự nguyện hỗ trợ cho Sư cô Nghiêm Liên ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Huế.
Sau 12 giờ thực hiện ca lấy, ghép tạng đặc biệt từ người cho chết não vào ngày 24/8 tại Bệnh viện Đa khoa Xanh - Pôn, chiều 25/8, Phó Giám đốc Phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng đã trực tiếp thăm hai bệnh nhân được ghép thận tại bệnh viện.
Ngày 23.6, Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) cho biết, bệnh viện đã ghép thận thành công cho 2 bệnh nhân 17 tuổi, dưới sự hỗ trợ của Bệnh viện Chợ Rẫy. Đây cũng là 2 ca ghép thận đầu tiên tại Bệnh viện Thống Nhất.
Ghép thận là phương pháp điều trị thay thế thận hiệu quả, đem lại chất lượng cuộc sống cao cho bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối. Thế giới ghép thận thành công từ năm 1954, Việt Nam ghép thận từ năm 1992.
Bác sỹ Lê Anh Dũng, Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu, cho biết đây là một ca phẫu thuật ghép thận phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của êkíp phẫu thuật và các chuyên khoa nội tiết, thận.
(GLO)- Mắt nhìn đăm đăm lên trần nhà, anh Nguyễn Hoài Nam (32 tuổi, xã Kdang, huyện Đak Đoa) buông câu nói rất nhẹ mà đầy chua chát: “Giờ cực thì cũng phải chịu thôi. Không chạy thận thì chết“. Anh Nam là một trong những bệnh nhân lâu năm nhất tại Phòng Chạy thận nhân tạo (Khoa Hồi sức tích cực-Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai). Mỗi bệnh nhân ở đây là một cảnh đời riêng, đa số nghèo khó, nhưng cứ phải chạy vạy để chống chọi với căn bệnh này cho đến cuối đời.
Sáng nay, 20.5, Việt Nam không có ca mắc Covid-19 mới. Hiện còn 60 bệnh nhân đang điều trị. Bệnh nhân là phi công người Anh đang được tập trung kiểm soát nhiễm trùng màng phổi và xem xét ghép phổi, ghép thận.