Gen Z đã lớn, một thế hệ mới chính thức ra đời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giới chuyên môn đưa ra những dự báo cụ thể về thế hệ những người sinh từ năm 2025, được xếp vào một nhóm thế hệ mới là Beta.

Dự báo Thế hệ Beta (Gen Beta) cực kỳ tích hợp công nghệ. ẢNH: REUTERS
Dự báo Thế hệ Beta (Gen Beta) cực kỳ tích hợp công nghệ. ẢNH: REUTERS

Theo nhà nhân khẩu học người Úc Mark McCrindle, năm 2025 đánh dấu sự kết thúc của Thế hệ Alpha và những người sinh từ năm 2025-2039 sẽ thuộc Thế hệ Beta.

Đây là những thế hệ tiếp nối, sau Thế hệ vĩ đại (sinh từ năm 1900-1924), Thế hệ im lặng (1925-1945), Thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh (1946-1964), Thế hệ X (1965-1979), Thế hệ Y (1980-1994), Thế hệ Z (1995-2012).

Thế hệ Alpha (2013-2024) vừa kết thúc, mở đường cho một thế hệ mới, theo ông McCrindle, người đã giúp định nghĩa 2 thế hệ vừa qua.

Tờ The Hill dẫn lời nhà nhân khẩu học này cho rằng Thế hệ Beta sẽ chiếm 16% dân số toàn cầu vào năm 2035, trong đó nhiều người dự kiến sống đến thế kỷ 22.

Như đã được chứng kiến với các thế hệ Y, Z và Alpha, công nghệ đóng vai trò lớn trong việc định nghĩa mỗi thế hệ. Thế hệ Y trải qua sự phát triển sớm của internet. Internet tiếp tục phát triển khi Thế hệ Z (Gen Z) lớn lên.

Bao trùm Thế hệ Alpha là công nghệ. Các nghiên cứu cho thấy hầu hết đều sở hữu điện thoại di động, và nhiều người trong thế hệ này đã trải qua nhiều năm học trực tuyến trong đại dịch Covid-19. Hiện họ cũng chứng kiến trí tuệ nhân tạo (AI) trong học đường.

Với Thế hệ Beta (Gen Beta), dự kiến họ cực kỳ tích hợp công nghệ và cũng rất tò mò.

"Gen Beta có thể sẽ là thế hệ đầu tiên trải nghiệm phương tiện di chuyển tự động ở quy mô lớn, công nghệ theo dõi sức khỏe và môi trường ảo nhập vai như những khía cạnh tiêu chuẩn của cuộc sống hàng ngày", ông McCrindle dự báo.

Đài NBC News trước đó dẫn lời nhà nghiên cứu thế hệ người Mỹ Jason Dorsey dự báo rằng Gen Beta sẽ dựa vào công nghệ để giúp giải quyết các vấn đề. Họ cũng sẽ bị cuốn vào công nghệ nhiều hơn so với các thế hệ trước, kể cả Gen Alpha, một nhóm được mệnh danh là "những đứa trẻ iPad".

Ngoài những tiến bộ về công nghệ, những người sinh ra trong những năm tới cũng sẽ phải vật lộn với những vấn đề lớn như biến đổi khí hậu và các chuẩn mực xã hội đang thay đổi.

Ông Dorsey cho biết Gen Beta có nhiều khả năng coi biến đổi khí hậu là một tình huống thảm khốc với những tác động trực tiếp hơn đến cuộc sống của họ. Gen Y và Gen Z dự kiến trở thành những nhà lãnh đạo phải giải quyết vấn đề này.

Việc hiểu rằng bản thân và con cái chúng ta thuộc thế hệ nào là một điều thú vị. Ở góc nhìn thú vị khác, một trung tâm nghiên cứu lớn lại ngưng sử dụng những khái niệm này.

Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ) hồi tháng 5.2023 thông báo sẽ dừng sử dụng trong các dự án nghiên cứu và cho rằng cách gọi đó chỉ nên được sử dụng khi dữ liệu lịch sử cho phép so sánh các thế hệ ở các giai đoạn tương tự của cuộc sống.

Ông Dorsey lại cho rằng "cách gọi các thế hệ vẫn hữu ích miễn là bạn hiểu được những hạn chế của chúng".

Theo Khánh An (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Em Nguyễn Lê Gia Huy (bìa phải, học sinh Trường THPT Phan Bội Châu, TP. Pleiku) cùng bạn học tập, làm việc nhóm tại một quán cà phê. Ảnh: H.B

Xu hướng kinh doanh “cafe work”

(GLO)- Bám sát xu hướng làm việc, học tập của khách hàng, nhiều quán cà phê tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tiếp cận mô hình kinh doanh “cafe work”, tích hợp giữa yếu tố tiện ích dịch vụ và không gian phù hợp với nhu cầu, nhịp sống hiện đại.

Chương trình “Đánh thức khát vọng tuổi trẻ”: Truyền cảm hứng cho đoàn viên thanh niên và học sinh Đak Pơ. Ảnh: Ngọc Minh

Truyền cảm hứng cho đoàn viên thanh niên và học sinh Đak Pơ

(GLO)- Chương trình truyền cảm hứng “Đánh thức khát vọng tuổi trẻ” do Huyện Đoàn Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) chủ trì, phối hợp với Trường THCS và THPT Y Đôn, Công ty S Gold Group (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức sáng 22-3 đã truyền cảm hứng cho cán bộ, giáo viên, đoàn viên thanh niên và học sinh nhà trường.

Website “Kết nối tri thức” Góp phần phát triển văn hóa đọc cho học sinh

Website “Kết nối tri thức” góp phần phát triển văn hóa đọc cho học sinh

(GLO)- Nhận thấy nhiều bạn trẻ thường xuyên sử dụng các thiết bị công nghệ nhưng lại ít áp dụng cho việc tìm đọc sách, nhóm học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku) đã nghiên cứu và xây dựng website “Kết nối tri thức” nhằm sử dụng công nghệ để kết nối, nâng cao hiệu quả đọc sách.

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025: Không giới hạn số tổ hợp xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025: Không giới hạn số tổ hợp xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non

(GLO)- Tại Thông tư số 06/2025/TT-BGDĐT ngày 19-3-2025 sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo không giới hạn số tổ hợp xét tuyển để bảo đảm cơ hội trúng tuyển cho học sinh đến từ các vùng, miền khác nhau.

Chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

Chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

(GLO)- Thời gian gần đây, công tác giáo dục hướng nghiệp được mọi người rất quan tâm. Việc trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp được tiến hành từ giai đoạn phổ thông. Tuy nhiên, nhiều học sinh băn khoăn trước việc chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

Học sinh trưởng thành từ hoạt động tình nguyện

Học sinh trưởng thành từ hoạt động tình nguyện

(GLO)- Những câu lạc bộ (CLB) tình nguyện giúp học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai lan tỏa lòng nhân ái, tình yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn. Hoạt động tình nguyện đã tạo môi trường để các em trau dồi kỹ năng, có thêm trải nghiệm để trưởng thành.

Người trẻ làm gì ở quán cà phê?

Người trẻ làm gì ở quán cà phê?

Không chỉ là điểm hẹn cho những cuộc trò chuyện, với một bộ phận bạn trẻ ở TPHCM, quán cà phê cũng như văn phòng làm việc, học nhóm… Thậm chí, có cả nhóm thanh niên chỉ hết ngồi lại nằm ở quán cà phê cho hết ngày.

Nhờ tinh thần tự học cao và niềm đam mê đặc biệt với môn Hóa học, Quang đã trở thành học sinh trường huyện duy nhất trong tỉnh đạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Ảnh: Vũ Chi

Nguyễn Trần Quang: Cậu học trò đam mê Hóa học

(GLO)- Nguyễn Trần Quang-học sinh lớp 12A3, Trường THPT Lê Thánh Tông (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là học sinh giỏi toàn diện suốt 12 năm học. Em cũng là học sinh trường huyện duy nhất trong tỉnh đạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia vừa qua với môn hóa học.