Gây quỹ để nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bằng hình thức đi làm thuê, mượn đất trồng mì, đậu xanh, nhiều chi đoàn trên địa bàn xã Ia Boòng (huyện Chư Prông) đã tạo được nguồn quỹ khá dồi dào để phục vụ các buổi sinh hoạt, giao lưu văn hóa-văn nghệ, thể dục-thể thao. Qua đó, chất lượng hoạt động Đoàn ở cơ sở đã từng bước được nâng cao.

Dẫn chúng tôi đi thăm một số rẫy mì, đậu xanh được các chi đoàn trồng trên địa bàn xã, anh Nguyễn Văn Tiền-Bí thư Đoàn xã Ia Boòng, cho biết: Xã Ia Boòng có đông đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) là người dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn nên việc huy động gây quỹ bằng tiền mặt rất khó. Do vậy, năm 2012, Đoàn xã đã phát động phong trào gây quỹ tại các chi đoàn để có kinh phí phục vụ các hoạt hoạt động Đoàn. Phong trào này bước đầu đã thu hút được đông đảo ĐVTN tham gia bằng các hình thức như: trồng mì, trồng đậu xanh, làm thuê. Đến nay, toàn xã đã có 11/15 chi đoàn gây được quỹ với số tiền 10-40 triệu đồng/chi đoàn/năm.

 

Đoàn viên, thanh niên làng Gà làm cỏ cho rẫy mì của Chi đoàn. Ảnh: H.T
Đoàn viên, thanh niên làng Gà làm cỏ cho rẫy mì của Chi đoàn. Ảnh: H.T

Tại làng Tnao, từ năm 2012 đến nay, mỗi năm chi đoàn đã gây quỹ được 12-40 triệu đồng bằng cách vận động ĐVTN tham gia ngày công làm thuê. Theo đó, cứ vào vụ thu hoạch cà phê, mì, hồ tiêu hoặc mùa làm cỏ, cắt cành cà phê, Bí thư chi đoàn của làng lại đi tìm hiểu nhu cầu lao động của các hộ dân trong làng, sau đó, huy động ĐVTN tham gia. Từ số tiền kiếm được, chi đoàn sử dụng vào việc mua sắm loa đài phục vụ các buổi hội họp, giao lưu văn hóa-văn nghệ.

Đặc biệt, năm 2016 và 2017, chi đoàn còn trích tiền quỹ để mua cồng chiêng và quà tặng cho các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Anh Siu Minh-Bí thư chi đoàn làng Tnao, chia sẻ: “Nhờ có nguồn quỹ này mà chi đoàn đã tổ chức được nhiều buổi giao lưu, sinh hoạt văn hóa-văn nghệ có ý nghĩa. Mới đây, chi đoàn đã mua một bộ cồng chiêng phục vụ các ĐVTN luyện tập nên ai cũng phấn khởi và rất tích cực tham gia mỗi lần chi đoàn huy động”.

Khác với chi đoàn làng Tnao, nhờ được UBND xã cho mượn 1 ha đất, chi đoàn làng Yắt đã gây quỹ bằng cách trồng mì. Sau khi cùng nhau cải tạo đất, xuống giống,  ĐVTN trong chi đoàn đã phân công nhau làm cỏ, chăm sóc mì. Đến mùa thu hoạch, các  ĐVTN trong làng lại tập trung nhổ mì bán. Nhờ đó, sau khi trừ chi phí, mỗi năm, chi đoàn cũng thu được 25-30 triệu đồng để làm quỹ.

Từ nguồn quỹ này, chi đoàn không chỉ trang trải cho các buổi sinh hoạt, mua quà tặng các ĐVTN lên đường nhập ngũ mà còn cho các ĐVTN nghèo vay để đầu tư phát triển sản xuất. Vì vậy, ĐVTN trong làng rất háo hức tham gia gây quỹ. Anh Siu Hiếu (làng Yắt) chia sẻ: “Nhà mình có 2 đứa con, quanh năm chỉ trông vào 2 sào điều và 3 sào lúa nên cuộc sống khó khăn, tằn tiện mãi cũng không có vốn để sản xuất. Năm 2014, nhờ chi đoàn cho vay 5 triệu đồng không tính lãi, gia đình bỏ ra 4 triệu đồng nữa mua được 1 con bò. Hiện nay, bò đã đẻ được một bê con nên gia đình rất vui và cố gắng chăm sóc bò thật tốt”.

Trao đổi với P.V, anh Nguyễn Văn Tiền cho biết thêm: Ngoài làng Tnao, làng Yắt, các chi đoàn còn lại cũng rất linh động trong việc gây quỹ, như: làng Gà, làng Briêng mượn quỹ đất của làng để trồng mì, đậu xanh, bắp, mỗi năm thu quỹ 25-30 triệu đồng; làng Klũ gây quỹ bằng cách tập hợp ĐVTN đi làm thuê, mỗi năm thu 10-15 triệu đồng. Nhờ đó, các chi đoàn có thêm nguồn kinh phí để tổ chức các buổi hội họp, tuyên truyền, giao lưu.

Thông qua các hoạt động gây quỹ, ĐVTN gắn kết với nhau hơn nên việc tổ chức các hoạt động, phong trào Đoàn cũng sôi nổi hơn. Thời gian tới, Đoàn xã sẽ tiếp tục hướng dẫn các chi đoàn triển khai các hoạt động gây quỹ; đồng thời, phối hợp với UBND xã mượn một số diện tích đất tái canh cao su cho các chi đoàn trồng mì hoặc một số cây trồng ngắn ngày khác nhằm tạo điều kiện cho các chi đoàn tăng thêm nguồn quỹ.

Hồng Thương

Có thể bạn quan tâm

Gắn kết sinh viên Việt-Lào

Gắn kết sinh viên Việt-Lào

(GLO)- Nhờ sự quan tâm, đồng hành của các thầy-cô giáo cùng sinh viên Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai, các lưu học sinh Lào đã hòa nhập với môi trường mới, tự tin giao tiếp và học tập tốt.

Khánh thành Nhà bia di tích Công an Gia Lai tại Tây Ninh

Khánh thành Nhà bia di tích Công an Gia Lai tại Tây Ninh

(GLO)- Chiều 17-4, tại Khu di tích Trung ương Cục miền Nam (ấp Tân Tiến, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh), Công an tỉnh Gia Lai tổ chức lễ khánh thành Nhà bia di tích Công an Gia Lai. Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì buổi lễ.

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

(GLO)- Với phương châm "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", thời gian qua, đội ngũ cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã thường xuyên chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực khi sử dụng mạng xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả chế độ chính sách, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.