Gần 2 tỷ USD vốn FDI rót vào thị trường bất động sản Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Theo Bộ Xây dựng, Việt Nam vẫn đang được đánh giá có vị thế tốt để thu hút vốn đầu tư nước ngoài-FDI vào ngành kinh doanh bất động sản.

9 tháng đạt 1,78 tỷ USD vốn FDI

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tính đến ngày 20/10/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 23,74 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ. Bất động sản là ngành đứng thứ 3 đạt 2,1 tỷ USD.

Trước đó, báo cáo thị trường nhà ở và bất động sản quý III/2021 của Bộ Xây dựng cho thấy, tính đến 20/9/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, tổng vốn đăng ký lũy kế vào lĩnh vực bất động sản từ đầu năm đến nay đạt 1,78 tỷ USD.

Tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào ngành kinh doanh bất động sản tăng dần từ cuối tháng 3 đến tháng 9 năm 2021 từ 0,6 tỷ USD đến 1,78 tỷ USD. Theo đó vốn đăng ký lũy kế vào lĩnh vực bất động sản cũng có xu thế tăng dần theo quý.

"Như vậy, có thể thấy, Việt Nam vẫn đang được đánh giá có vị thế tốt để thu hút FDI vào ngành kinh doanh bất động sản", báo cáo của Bộ Xây dựng nêu.


 

Một góc khu đô thị
Một góc khu đô thị "Làng Việt Kiều châu Âu" tại quận Hà Đông, Hà Nội. Ảnh: Trần Kháng


Theo phân tích của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, với xu thế phát triển của xuất khẩu và thu hút vốn FDI sẽ giúp các khu công nghiệp, hạ tầng giao thông, hệ thống cảng biển, kho bãi và tiến trình đô thị hóa phát triển mạnh. Những yếu tố này sẽ là nền tảng vững chắc cho thị trường bất động sản phục hồi và phát triển trong trung hạn mà điểm nhấn là bất động sản công nghiệp.

Ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho rằng, dù chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng thị trường bất động sản vẫn đang có những chỉ dấu về sự phục hồi khi tình hình dịch bệnh từng bước được khống chế hiệu quả. Các dự án, công trình xây dựng được phép hoạt động trở lại. Tuy nhiên, đà hồi phục và phát triển của thị trường bất động sản có độ trễ nhất định.

 

Những thương vụ M&A đình đám

Trong báo cáo mới đây của Savills cho thấy, trong quý III vừa qua, bất chấp tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp khiến nhiều tỉnh, thành phố phải thực hiện cách ly xã hội nhưng trong quý vẫn diễn ra một số giao dịch mua bán & sáp nhập (M&A) lớn.

Điển hình như công ty Aseana Properties Ltd. đã bán cổ phần tại bệnh viện quốc tế City cho một đối tác liên doanh với tổng giá trị khoảng 95 triệu USD. Được biết, bệnh viện quốc tế City đi vào hoạt động từ năm 2014, có quy mô 320 giường. Hiện nay, bệnh viện trang bị 100 giường bệnh với đầy đủ các loại phòng từ phòng tiêu chuẩn 4 giường đến phòng thượng hạng (VIP).

Tập đoàn Ascott Ltd. (Capitaland) mua lại tổ hợp 364 căn hộ Somerset Metropolitan West Hanoi với giá khoảng 93 triệu USD. Dự án nằm ở phía Tây Hà Nội, gồm 364 căn hộ và dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ năm 2024. Sau khi hoàn tất thương vụ, CapitaLand sẽ nâng danh mục đầu tư tại Việt Nam lên 31 dự án với hơn 7.600 căn hộ.

Hay Nishi Nippon Railroad đã mua lại phần vốn góp của công ty cổ phần đầu tư Nam Long tại công ty TNHH Một thành viên Paragon Đại Phước. Nishi Nippon Railroad đã từng hợp tác cùng Nam Long Group trong việc phát triển Khu đô thị Nam Long Đại Phước với quy mô 45 ha.

 

Một dự án nhà ở tại tỉnh Hà Nam đang triển khai làm hạ tầng kỹ thuật. Ảnh: Trần Kháng
Một dự án nhà ở tại tỉnh Hà Nam đang triển khai làm hạ tầng kỹ thuật. Ảnh: Trần Kháng


Số liệu thống kê của Savills Việt Nam, bất chấp những tác động của đại dịch, thị trường bất động sản công nghiệp tại Việt Nam vẫn chứng kiến nhiều dấu hiệu tích cực như các thương vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp cũng như sự gia tăng các diện tích đất công nghiệp mới. Những nhà máy sản xuất có quy mô lớn nhất trong nửa đầu năm 2021 là những dự án được đầu tư bởi các nhà đầu tư Hong Kong và Singapore tại hai tỉnh là Quảng Ninh và Bắc Giang.

Theo ông John Campbell, quản lý bộ phận bất động sản công nghiệp Savills Việt Nam cho biết, tính theo khu vực, phía Bắc nhận được phần lớn các khoản đầu tư mới đăng ký vào lĩnh vực sản xuất lên đến 1,97 tỷ USD, chiếm 64% thị phần. Khu vực phía Nam đứng thứ hai với 728 triệu USD, chiếm 23% và sau cùng là khu vực miền Trung với 395 triệu USD, chiếm khoảng 13%.

Việt Nam có lợi thế về nền tảng khi là một thị trường lớn mạnh với lĩnh vực nhân khẩu học trẻ, năng động, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng nâng cao. Sự gia tăng nhanh chóng của các cơ sở hạ tầng chính tại Hà Nội và TP.HCM được hỗ trợ bởi tính liên kết giữa các tỉnh. Bên cạnh đó, Chính Phủ cũng tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đấu giá đất, các rào cản pháp lý dần được gỡ bỏ đã tạo ra những cơ hội đầu tư hấp dẫn.

Đáng chú ý như, tại các tỉnh thì Bắc Giang có số vốn đăng ký mới cao nhất với 589 triệu USD, theo sau là Quảng Ninh với 569 triệu USD và Bắc Ninh với 222 triệu USD. Đại diện khu vực phía Nam là Bình Dương đứng ở vị trí thứ 4 với 208 triệu USD.

https://danviet.vn/gan-2-ty-usd-von-fdi-rot-vao-thi-truong-bat-dong-san-viet-nam-20211106195731777.htm
 

Theo Trần Kháng (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.