Gần 15.000 ngư dân Bình Định đón Tết trên biển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tết Quý Mão 2023, tỉnh Bình Định có 849 tàu - 8.288 ngư dân đánh bắt xa bờ dài ngày tại các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa

Theo Chi cục Thủy sản Bình Định, Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, toàn tỉnh có 2.849 tàu cá với gần 15.000 ngư dân vươn khơi đánh bắt chuyến biển xuyên Tết Nguyên đán; tăng hơn 1.500 tàu và 5.000 ngư dân so với Tết năm ngoái.

Ngư dân Bình Định chuẩn bị lương thực, thực phẩm cho chuyến biển xuyên Tết Nguyên đán.

Ngư dân Bình Định chuẩn bị lương thực, thực phẩm cho chuyến biển xuyên Tết Nguyên đán.

Trong đó, 849 tàu - 8.288 ngư dân đánh bắt xa bờ dài ngày tại các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa; chủ yếu khai thác cá ngừ đại dương và các loài cá nổi, cá ngừ sọc dưa, cá ngừ bò.

Đi biển từ năm 17 tuổi, hàng chục năm qua, lão ngư Trần Sơn (ngụ thị xã Hoài Nhơn) rất nhiều lần đón Tết xa vợ con. "Những ngày Tết, ai mà chẳng muốn ở nhà để đoàn tụ, quây quần với người thân trong gia đình. Nhưng do kinh tế gia đình còn khó khăn nên hàng chục năm qua, tôi không ăn Tết ở nhà mà thường xuyên đi đánh bắt trên biển" - ông Sơn giải thích.

Theo lão ngư Trần Sơn, đêm giao thừa giữa khơi xa, các ngư dân trên tàu cá tập trung lại làm lễ cúng biển đầu năm. Lễ cúng rất trang trọng, từng ngư dân thắp hương nguyện cầu một năm mới có nhiều may mắn, tàu đầy ắp cá tôm. Sau đó, ngư dân cùng ăn uống, hàn huyên vui vẻ rồi bắt tay vào công việc đánh bắt thường ngày.

Ngư dân Bình Định chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong chuyến đánh bắt trên biển

Ngư dân Bình Định chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong chuyến đánh bắt trên biển

Cũng như mọi năm, thị xã Hoài Nhơn là địa phương có số tàu cá và ngư dân đánh bắt xuyên Tết nhiều nhất tỉnh Bình Định, thậm chí cả nước. Tết Quý Mão 2023 này, Hoài Nhơn có 622 tàu cá - 3.686 ngư dân tham gia đánh bắt xa bờ. Trong đó, xuất bến tại Cảng cá Tam Quan 352 tàu với 1.610 ngư dân; xuất bến tại các Cảng cá Đề Gi (huyện Phù Cát) và Cảng cá Quy Nhơn (TP Quy Nhơn) 310 tàu - 2.076 ngư dân.

Ông Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hoài Nhơn, cho biết so với cả nước, địa phương có đội tàu đánh bắt chuyến biển xuyên Tết nhiều nhất. Hằng năm, cứ đến sát Tết Nguyên đán, chính quyền địa phương thực hiện nhiều chương trình, hoạt động nhằm động viên, hỗ trợ ngư dân, chủ tàu vươn khơi đánh bắt xuyên Tết.

"Thời gian các tàu đánh bắt xuyên Tết cập bờ từ mùng 6 Tết đến 14 tháng Giêng âm lịch, chúng tôi tổ chức gặp mặt, trao quà, động viên anh em ngư dân. Năm nay, đến mùng 9 tháng Giêng, chúng tôi sẽ tổ chức lễ ra quân đánh bắt thủy sản năm 2023 để khen thưởng các ngư dân tiêu biểu, phát động ngư dân vươn khơi bám biển, cam kết giữ vững tinh thần không xâm phạm vùng biển nước ngoài, không đánh bắt vi phạm IUU" - ông Công cho hay.

Theo ông Đào Xuân Thiện, Giám đốc Ban quản lý Cảng cá Bình Định, chuyến biển Tết Nguyên đán thường kéo dài từ 20 tháng Chạp đến giữa tháng Giêng năm sau. Đầu năm, cá vào bờ tươi rói, được thương lái mua cao giá nên các tàu đều trúng lớn.

Các ngành chức năng Bình Định tặng quà, động viên ngư dân trước chuyến biển xuyên Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

Các ngành chức năng Bình Định tặng quà, động viên ngư dân trước chuyến biển xuyên Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

"Để hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển ngày Tết, hằng năm, ngành thủy sản Bình Định đều duy trì các đơn vị, cảng cá trực 24/24 giờ vào dịp này nhằm kịp thời hỗ trợ, động viên ngư dân. Ngoài ra, các thủ tục xuất bến, lý trình, vị trí đánh bắt của ngư dân trên biển đều được ngành chức năng theo dõi liên tục để thực hiện nghiêm theo các quy định chống đánh bắt IUU của Ủy ban châu Âu" - ông Thiện khẳng định.

Ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định, cho hay trong bối cảnh thời tiết bất thường như thời gian qua, sở đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo dõi chặt chẽ dự báo thời tiết để kịp thời hướng dẫn tàu cá di chuyển khỏi vùng nguy cơ có thiên tai để chuyến biển xuyên Tết được an toàn. Cơ quan chức năng còn bám sát hải trình đánh bắt của tàu cá để phối hợp với các đơn vị chức trách trên biển ngăn chặn, không để vi phạm vùng biển nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

(GLO)- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai (Sở Nội vụ) thông tin, ngày 6-5 tại Sàn giao dịch việc làm (20 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) sẽ tổ chức Hội chợ việc làm hỗ trợ cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh tại Nhật Bản theo chương tình IM Japan về nước .

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Nghề giặt ủi thời hiện đại

Nghề giặt ủi thời hiện đại

(GLO)- Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, hiện nay, nghề giặt ủi truyền thống không chỉ gói gọn trong việc giặt hấp đồ dùng, quần áo mà còn mở rộng dịch vụ làm sạch vật dụng, phụ kiện theo nhu cầu của khách hàng.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.