Đứng dậy sau vấp ngã

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nguyễn Huy Hoàng (22 tuổi) luôn mang đến những bất ngờ đối với bà con sống tại KP.8 (TT.Gio Linh, Quảng Trị).

Họ từng bất ngờ vì chuyện cậu bé học giỏi bị đuổi học, vào trại giáo dưỡng vì đánh người. Nhưng cũng chính Hoàng đã làm mọi người phải nể phục vì vượt qua sự mặc cảm và thi đỗ đại học...

 

Nguyễn Huy Hoàng.
Nguyễn Huy Hoàng.

Hoàng là một cậu bé ngoan, học giỏi dù sinh ra trong cảnh nhà nghèo khó. Mẹ bán hàng thuê ở chợ, cha làm nghề thợ xây, quanh năm bán mồ hôi kiếm cơm qua ngày. Chị em của Hoàng học hành trắc trở nên mọi kỳ vọng ba mẹ dành hết vào đứa con trai khôi ngô, nhanh nhẹn nhất. Nhưng một ngày nọ, họ như ngã quỵ khi Hoàng gây nên một việc động trời: dùng hung khí sát thương một bạn học khóa trên. Chuyện căng thẳng đến mức Hoàng bị đuổi học, đưa vào trại giáo dưỡng.

Quãng thời gian trong trại giáo dưỡng thực sự không hề dễ dàng đối với Hoàng. Cậu phải "gồng" lên để sống trong thế giới của những đứa trẻ hư hỏng trong khi luôn bị nỗi nhớ gia đình, bè bạn bủa vây. Nhưng chính những lúc tưởng như cùng cực ấy, Hoàng lại tìm được lẽ sống của mình. Rằng cậu còn trẻ, có thể làm lại. Và không thể làm cho ba mẹ buồn thêm một lần nào nữa...

Rời trại, dù vẫn còn đó những tự ti và cái nhìn đầy săm soi từ người khác, nhưng Hoàng đã không muốn nhốt mình trong 4 bức tường nhà. “Em đã xách ba lô lên và đi, đến TP.HCM làm đủ thứ nghề để sống. Kiếm được đồng tiền khi lao động tay chân, em mới hiểu giá trị của việc học”, Hoàng tâm sự. Rồi cậu trở về, xin vào học tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên H.Gio Linh để hoàn thành nốt chương trình phổ thông. Ngày ngày, sau thời gian đến lớp, cậu không chối từ một công việc nào: từ thợ nhôm kính, phụ hồ đến chạy bàn, phục vụ đám cưới...

Kỳ thi đại học vừa rồi, Hoàng cũng đi thi nhưng tự nhủ sẽ không hy vọng gì nhiều, chỉ xem như đó là dịp "lấy kinh nghiệm" cho năm sau. Nào ngờ, cậu đỗ vào Khoa Công nghệ thông tin (Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng), với số điểm cao ngất: 27,75.

Với ý chí đó, dẫu phía trước còn bộn bề gian nan thì có lẽ Hoàng cũng sẽ vượt qua, giống như cách cậu đã đứng lên từ cú vấp ngã đầu đời vậy.

Nguyễn Phúc - Thanh Lộc/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

(GLO)- Hơn 25 năm gắn bó với ngành bảo hiểm nhân thọ, chị Nguyễn Thị Mỹ Hiệp - Giám đốc Công ty Bảo hiểm Prudential tại Gia Lai luôn kiên định với triết lý: “Bán hàng bằng trái tim”.

Ông Kpă Blon (bìa phải) trò chuyện với thanh niên trong làng về việc đảm bảo an ninh trật tự.Ảnh: R.H

“Đầu tàu” của làng Đút

(GLO)- Nhắc đến ông Kpă Blon (SN 1984, làng Đút, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), ai cũng dành cho ông sự quý trọng. Không chỉ tận tâm hòa giải mâu thuẫn, giữ gìn sự bình yên cho buôn làng, ông còn tích cực hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Chị Lê Thị Luyên trao đổi với anh Đinh Klet-Bí thư Chi Đoàn làng Dơ Nông Ó về mô hình tủ sách pháp luật điện tử của Đoàn xã Kông Htok. Ảnh: R.H

“Thủ lĩnh” thanh niên ở Kông Htok

(GLO)- Trong vai trò “thủ lĩnh” thanh niên cùng tinh thần trách nhiệm và sự sáng tạo, chị Lê Thị Luyên-Bí thư Đoàn xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã có nhiều đóng góp trong công tác Đoàn, góp phần thay đổi nhận thức và đời sống của đoàn viên thanh niên (ĐVTN) ở địa phương.

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

(GLO)- Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đi qua mỗi ngày. Khi ta biết cách nhân lên niềm hạnh phúc, cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhẹ nhàng và đáng sống hơn. Đó là cách mà nhiều gia đình đang tạo lập cũng như chung tay gìn giữ.