Đưa việc làm đến tay người lao động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiệm vụ này được TPHCM thường xuyên phối hợp thực hiện nhằm đảm bảo công việc cho người lao động cả khi họ từ các địa phương đến TPHCM tìm việc hay rời TPHCM về quê.

Theo dự kiến, ngày 31-7 tới, TPHCM sẽ phối hợp với 22 tỉnh, thành khu vực phía Nam tổ chức sàn giao dịch việc làm trực tiếp và trực tuyến, tạo cầu nối để doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động và người lao động cần tìm việc gặp nhau. Đây cũng là dịp để các tỉnh, thành chia sẻ nguồn cung lao động.

Hiện nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhưng cũng có không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, cắt giảm lao động. Vì vậy, việc tổ chức các sàn giao dịch việc làm liên kết vùng là hết sức cần thiết để kết nối doanh nghiệp với người có nhu cầu tìm việc.

Nhiệm vụ này được TPHCM thường xuyên phối hợp thực hiện nhằm đảm bảo công việc cho người lao động cả khi họ từ các địa phương đến TPHCM tìm việc hay rời TPHCM về quê.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, TPHCM đã phối hợp với các tỉnh thành khu vực ĐBSCL, vùng Đông Nam bộ và các địa phương tổ chức 32 phiên giao dịch việc làm. Qua đó đã tư vấn việc làm cho hơn 112.000 lượt người, giới thiệu việc làm cho 11.665 lượt người. Trong 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tại TPHCM cũng giải quyết việc làm cho 166.135 lượt người và tạo ra hơn 74.000 chỗ việc làm mới. Ngoài ra, còn có hơn 4.100 người được đưa đi làm việc ở nước ngoài.

Dự kiến trong những tháng cuối năm, TPHCM cần từ 153.500 đến 161.500 chỗ làm việc. Trong đó, khu vực thương mại - dịch vụ cần từ 102.676 đến 108.027 chỗ làm việc, chiếm gần 67% tổng nhu cầu nhân lực; khu vực công nghiệp - xây dựng cần từ 50.701 đến 53.343 chỗ làm việc, chiếm hơn 33%. Còn lại là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cần từ 123 đến 129 chỗ làm việc (chiếm 0,08%). Nhu cầu nhân lực qua đào tạo từ 134.620 đến 141.636 chỗ làm việc, chiếm gần 88%; trình độ lao động phổ thông cần 18.881 đến 19.856 chỗ làm việc, chiếm hơn 12% tổng nhu cầu nhân lực.

Các số liệu trên cho thấy, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp ở TPHCM những tháng cuối năm là rất lớn và đa dạng ở các lĩnh vực, ngành nghề, trình độ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động đáp ứng được yêu cầu.

Trong khi đó, nhiều lao động chưa có việc làm nhưng mang tâm lý chờ đợi, chưa muốn đi tìm việc hoặc chưa tìm được việc làm đúng với chuyên ngành, trình độ, mức thu nhập mong muốn.

Từ thực tế trên, TPHCM phối hợp các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL, Đông Nam bộ, Tây Nguyên cùng các tỉnh lân cận tổ chức sàn giao dịch việc làm liên kết vùng, dự kiến diễn ra vào ngày 31-7. Sàn giao dịch việc làm được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại Trường Cao đẳng FPT Polytechnic (Công viên phần mềm Quang Trung, quận 12, TPHCM) và tại các tỉnh, thành. Song song đó, sàn giao dịch việc làm trực tuyến được tổ chức trên các nền tảng như Skype, Zoom...

Tại đầu cầu TPHCM dự kiến có từ 50-60 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, với từ 1.200-1.500 lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm tham gia. Đầu cầu trực tuyến tại các tỉnh, thành dự kiến có hơn 100 doanh nghiệp tham gia, với từ 1.000-1.200 lao động tham gia.

Sàn giao dịch việc làm liên kết vùng được kỳ vọng sẽ là cầu nối kết nối hiệu quả giúp người lao động tiếp cận với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp ở không gian rộng lớn hơn. Khi đó, các tỉnh, thành có nguồn lao động dồi dào sẽ là nguồn cung ứng lao động cho cả doanh nghiệp ở địa phương mình và các doanh nghiệp ở các tỉnh, thành có nhu cầu tuyển dụng. Một bên, người lao động có cơ hội tiếp cận nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp cần tuyển dụng sẽ có thêm cơ hội, điều kiện tìm kiếm, tuyển dụng được nguồn lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.