Dù về hưu, MC Lại Văn Sâm vẫn sẽ luôn được yêu mến với kho tàng những gameshow gợi lại tuổi thơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

MC Lại Văn Sâm tuyên bố nghỉ hưu đồng nghĩa với việc khán giả sẽ không được thấy ông thường xuyên trên màn ảnh nhỏ nữa.

Vốn là một MC quen thuộc với khán giả của màn ảnh nhỏ VTV nên việc MC - nhà báo nổi tiếng Lại Văn Sâm sẽ chính thức nghỉ hưu sau 30 năm làm việc ở VTV kể từ ngày 1/7 đã để lại nhiều tiếc nuối cho mọi người.

MC - nhà báo Lại Văn Sâm là một trong những người đề xuất đưa các trò chơi truyền hình lên kênh VTV3. Ông được nhiều khán giả yêu quý bởi lối dẫn hóm hỉnh, sôi nổi trong nhiều chương trình như: các phiên bản SV, Trò chơi thi đấu liên tỉnh,Ai là triệu phú, Chúng tôi là chiến sĩ, Chiếc nón kỳ diệu, Hãy chọn giá đúng, Không giới hạn - Sasuke Việt Nam...

 

 


Các phiên bản SV

Nói về những chương trình dấu ấn của VTV3 thì một trong những chương trình phải nhắc đến chính là SV 96. Ngay khi ra đời, chương trình đã thực sự gây một tiếng vang lớn, là một sân chơi thể hiện trí tuệ và sự thông minh, sáng tạo cho các bạn sinh viên tài năng. MC Lại Văn Sâm là một trong những nhân vật gắn liền với tên tuổi của các phiên bản SV.

Chia sẻ về cảm xúc qua mỗi lần thực hiện chương trình SV 96, SV 2000, SV 2012 và SV 2016, MC Lại Văn Sâm cho biết: "Qua mỗi thời SV tôi luôn có cảm xúc tự hào xen lẫn ngậm ngùi. SV96, các bạn gọi tôi là anh, SV 2000 các bạn sinh viên vẫn gọi tôi là anh nhưng đến SV 2012, các bạn gọi tôi bằng chú. Và năm 2016, chương trình SV bắt đầu khởi động lại, toàn bộ các bạn gọi tôi bằng bác".

 

 
Nhà báo Lại Văn Sâm tại SV 2016
Nhà báo Lại Văn Sâm tại SV 2016


Trò chơi thi đấu liên tỉnh

Nếu SV là trò chơi trí tuệ dành cho giới sinh viên thì "Trò chơi thi đấu liên tỉnh" cũng là một sáng tạo mang tính cột mốc của MC Lại Văn Sâm về mảng trò chơi vận động - phần khá hiếm hoi trên VTV3 ngay cả đến bây giờ. Hai đội là thanh niên đại diện cho mỗi tỉnh tham gia thi đấu các trò chơi vận động và tính điểm. Các trò chơi được thay đổi linh hoạt trong từng số để tránh nhàm chán. Tính đối kháng và kịch tính của trò chơi mới lạ này đã gây cơn sốt suốt cả hai năm tồn tại của chương trình (1996 và 1997).

 

Trò chơi thi đấu liên tỉnh
Trò chơi thi đấu liên tỉnh


Nếu SV là trò chơi trí tuệ dành cho giới sinh viên thì "Trò chơi thi đấu liên tỉnh" cũng là một sáng tạo mang tính cột mốc của MC Lại Văn Sâm về mảng trò chơi vận động - phần khá hiếm hoi trên VTV3 ngay cả đến bây giờ. Hai đội là thanh niên đại diện cho mỗi tỉnh tham gia thi đấu các trò chơi vận động và tính điểm. Các trò chơi được thay đổi linh hoạt trong từng số để tránh nhàm chán. Tính đối kháng và kịch tính của trò chơi mới lạ này đã gây cơn sốt suốt cả hai năm tồn tại của chương trình (1996 và 1997).

Ai là triệu phú

"Ai là triệu phú" là phiên bản tiếng Việt của trò chơi truyền hình nổi tiếng của Anh - "Who Wants to Be a Millionaire?" do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện. Chương trình bắt đầu được phát sóng ngày 4 tháng 1 năm 2005 và người dẫn chương trình là nhà báo Lại Vǎn Sâm. MC Lại Văn Sâm cũng đã đồng hành cùng chương trình được hơn 10 năm. Mục đích chính của trò chơi là giành chiến thắng bằng cách trả lời chính xác 15 câu hỏi của chương trình.

 

 


Chiếc nón kỳ diệu

MC Lại Văn Sâm là MC đầu tiên của "Chiếc nón kỳ diệu" khi chương trình được ra mắt vào cuối tháng 3 năm 2001. Ba người chơi lần lượt quay trên một mặt phẳng hình chiếc nón chia làm các ô để giành quyền đoán chữ cái trong một cụm từ cho trước và ghi điểm. Điểm số của từng người chơi sẽ quyết định phần thưởng bằng tiền mặt hay hiện vật.


 

 


Hãy chọn giá đúng

Vì là người đề xuất đưa các trò chơi truyền hình lên VTV3 nên cũng không có gì quá khó hiểu khi MC Lại Văn Sâm thường đảm nhận luôn vai trò MC đời đầu của các chương trình này, "Hãy chọn giá đúng" cũng vậy. Mục đích của trò chơi là để lĩnh thưởng bằng cách đoán đúng giá hoặc thấp hơn.


 

 


Chúng tôi là chiến sĩ

"Chúng tôi là chiến sĩ" là một trò chơi truyền hình của VTV phục vụ nâng cao đời sống tinh thần lực lượng an ninh công an nhân dân Việt Nam & quân đội nhân dân Việt Nam. Ra mắt vào năm 2006, nhà báo Lại Văn Sâm (biệt danh Binh nhì) - MC Nguyễn Hoàng Linh (biệt danh Đại tá) là hai người dẫn dắt gameshow này.

 

 


Không giới hạn - Sasuke Việt Nam

"Không giới hạn - Sasuke Việt Nam" là trò chơi vận động thể thao truyền hình của VTV3, được mua bản quyền từ phiên bản "Sasuke Rising" của Nhật Bản. Trong mùa 1 không có ai chiến thắng. Đây cũng là một trong những gameshow mới nhất mà MC Lại Văn Sâm nhận lời tham gia dẫn chương trình.


 

 


Với 30 năm gắn bó và làm việc tại VTV, MC - nhà báo Lại Văn Sâm đã cống hiến cho khán giả những giây phút giải trí sảng khoái bằng lối dẫn dắt hóm hỉnh, vui tính trong các gameshow. Và nay khi ông đã nghỉ hưu thì khán giả vẫn luôn nhớ đến một vị MC tận tâm với nghề và luôn giành được nhiều tình cảm của mọi người mỗi khi xuất hiện.

Theo kenh14.vn

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.