(GLO)- Buôn Mlăh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ khá đầy đủ các giá trị văn hóa của người Jrai vùng hạ du sông Ba. Vì vậy, buôn Mlăh được huyện Krông Pa chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, định hướng xây dựng thành điểm du lịch nông thôn.
Đồng hành cùng Thủ đô trong 70 năm sau ngày giải phóng, ngành du lịch ngày càng khởi sắc, góp phần xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, "trái tim" của cả nước.
(GLO)- Đó là làng Kon Sơ Lăl cũ (xã Hà Tây, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Sau hơn 20 năm dân làng di dời về làng mới, ngôi làng đẹp như tranh vẽ dần chìm vào quên lãng.
Để du lịch phát triển theo hướng xanh, bền vững, đòi hỏi có sự quan tâm của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương, các chuyên gia, tổ chức quốc tế trong lĩnh vực du lịch.
Trào lưu flex đi được bao nhiêu tỉnh, thành phố được bạn trẻ hưởng ứng, lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram và TikTok với bản đồ Việt Nam có đánh dấu màu các tỉnh, thành đã đặt chân tới.
(GLO)- Những năm qua, TP. Pleiku đã tập trung nhiều nguồn lực đầu tư hoàn thiện mạng lưới giao thông các xã, phường vùng ven nhằm tạo động lực để phát triển kinh tế-xã hội. Đây cũng là cơ hội để phát huy triệt để tiềm năng về du lịch, thu hút du khách.
Với lợi thế về khí hậu, quang cảnh thiên nhiên và nét văn hóa truyền thống đặc sắc, thời gian qua, huyện Kon Plông chú trọng phát triển các loại hình “du lịch xanh” để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách.
(GLO)- Ở vùng đất được mệnh danh là “chảo lửa”, ông Nguyễn Ngọc Trìu (SN 1976, thôn Hưng Phú, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) quyết định tìm lối đi riêng bằng cách chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng hoa.
(GLO)- Gia Lai đang là điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế bởi không chỉ hội tụ nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng mà còn có nhiều loại hình, sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, nhất là các homestay, farmstay.
(GLO)- Du lịch xanh đang là xu thế được nhiều người lựa chọn trong thời gian qua. Và trong dịp Tết này, người dân Phố núi có cơ hội trải nghiệm với vườn nho hữu cơ “made in Gia Lai” độc đáo tại xã Biển Hồ (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai).
Lâu nay vẫn xảy ra mâu thuẫn giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái cộng đồng. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhờ ý chí của ngành du lịch và sự quyết tâm của nhiều địa phương đã dần đưa khái niệm 'du lịch xanh' từ trong văn bản bước ra thực tế.
Tại lễ kỷ niệm Ngày Du lịch thế giới năm nay với chủ đề 'Du lịch và đầu tư Xanh' (diễn ra tại thủ đô Riyadh, Vương quốc Saudi Arabia, ngày 27/9), các bộ trưởng, lãnh đạo cơ quan du lịch quốc gia của 125 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã cùng cam kết về phát triển du lịch bền vững, ủng hộ thông điệp 'Đầu tư nhiều hơn cho con người, cho hành tinh và cho sự thịnh vượng' của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO).
(GLO)- Pleiku có khí hậu ôn hòa, thiên nhiên tươi đẹp rất phù hợp để phát triển loại hình du lịch xanh, một xu hướng đang được du khách ưa chuộng. Phát huy lợi thế đó, nhiều nhà vườn, cơ sở kinh doanh ở TP. Pleiku đã đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch an toàn, bền vững này.
Gần đây, Khu tham quan Điện Mặt trời An Hảo được nhắc đến như điểm dừng chân mới, đầy lý thú. Không chỉ hiện diện như một vùng “thảo nguyên năng lượng” ngoạn mục, tạo nên nguồn sản lượng điện khổng lồ, hòa mình vào lưới điện quốc gia, Điện Mặt trời An Hảo còn là điểm đến với những trải nghiệm tham quan du lịch sinh thái “có một, không hai” nơi xứ núi…
(GLO)- Hoạt động cắm trại, dã ngoại ngày càng được nhiều gia đình và các bạn trẻ yêu thích như một xu hướng trải nghiệm mới, tìm về thiên nhiên nhiều hơn. Đi cùng với xu hướng này, thị trường mua bán, cho thuê thiết bị dành cho những chuyến trải nghiệm cũng trở nên sôi động hơn.
TP HCM và ĐBSCL vừa bắt tay nhau nối lại chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch và phát động mở cửa lại du lịch trong điều kiện bình thường mới.
Với chủ đề “Quảng Nam-Ðiểm đến du lịch xanh“, các sự kiện, hoạt động trong Năm Du lịch quốc gia 2022 do Quảng Nam đăng cai tổ chức đều được xây dựng theo tiêu chí xanh, thân thiện với môi trường. Ðây cũng là hướng đi đang được toàn ngành du lịch tập trung đẩy mạnh nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.
(GLO)- Việc cao nguyên Kon Hà Nừng được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới đã mở ra triển vọng để huyện Kbang đầu tư phát triển du lịch và các mô hình kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh. Du lịch xanh với các tiêu chí về bảo vệ môi trường thiên nhiên gắn với hoạt động khám phá, trải nghiệm văn hóa bản địa, mang lại sinh kế cho người dân là mục đích mà địa phương đang hướng đến.