Văn hóa

E-magazine “Ngôi làng bị lãng quên” trở thành bối cảnh phim Lạc rừng

Đó là làng Kon Sơ Lăl cũ (xã Hà Tây, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Sau hơn 20 năm dân làng di dời về làng mới, ngôi làng đẹp như tranh vẽ dần chìm vào quên lãng.

Song, chính nhờ những nét nguyên sơ còn lại, làng đã được lựa chọn làm bối cảnh cho bộ phim truyện điện ảnh Lạc rừng do Công ty TNHH HDA Phim (Hội Điện ảnh Việt Nam) thực hiện, Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Nhuệ Giang làm đạo diễn. Phim dự kiến bấm máy vào khoảng tháng 8-2025.

055a79200b4db213eb5c-3034.jpg
Vẻ đẹp mộc mạc của ngôi làng Kon Sơ Lăl cũ (ảnh chụp năm 2011)

Từ năm 2002, người dân làng Kon Sơ Lăl di dời ra vùng thuận lợi gần trung tâm xã, cách làng cũ chừng 3 cây số theo chính sách định canh, định cư của tỉnh với các điều kiện thuận lợi về điện-đường-trường-trạm. Một vài người già không nỡ rời xa nơi họ từng lớn lên nên quyết ở lại, dù nơi này không có điện và những tiện nghi khác.

c5c2e9bb95d62c8875c7-4590.jpg
Một góc làng Kon Sơ Lăl cũ.

Khi chúng tôi có mặt tại đây khoảng 10 năm sau khi ngôi làng cũ vắng hẳn những sinh hoạt ngày thường, thật đáng kinh ngạc bởi Kon Sơ Lăl vẫn giữ được không gian của một ngôi làng Bahnar hoàn toàn nguyên bản với lối kiến trúc, sắp xếp hài hòa, đẹp đẽ đến khó tin.

Làng có chừng hơn 50 nóc nhà quần tụ trên một mảnh đất khá bằng phẳng, xung quanh là rừng thưa.

Trừ vài mái ngói, tất cả nhà sàn nơi đây đều lợp tranh, sàn gỗ chắc chắn, vách nhà bằng liếp tre, nứa hoặc bằng đất sét trộn rơm. Nhà rông dựng từ năm 1987 vẫn sừng sững.

Sở dĩ ngôi làng vẫn “sống” theo cách của nó, dù vô cùng lặng lẽ, là bởi người dân vẫn quay về quét tước, dọn dẹp sạch sẽ làm nơi nghỉ chân những khi đi làm rẫy về.

Chỉ một vài căn nhà bắt đầu xuống cấp, có căn đổ sập sau nhiều năm tháng không hơi người. Đáng tiếc hơn nữa, năm 2015, một tia sét đã thiêu rụi nhà rông và vài căn nhà gần đó.

img-5323-2-112.jpg
Ngôi nhà rông tuyệt đẹp này đã bị một tia sét thiêu rụi.
489d14f3689ed1c0888f-850.jpg
Một ngôi nhà xuống cấp nặng nề sau nhiều năm không hơi người.

Là người nặng lòng với Kon Sơ Lăl cũ, năm 2023, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Linh Vinh Quốc đã có chuyến “khảo sát” tại ngôi làng này bằng máy ảnh và flycam.

930165bf5cd3e58dbcc2-928.jpg
Toàn cảnh ngôi làng nhìn từ trên cao.

Anh cho hay, hiện làng có 17 ngôi nhà còn tạm nguyên dáng; đa phần mái tranh đã được thay ngói hoặc tôn cũ. Dù vậy, ngôi làng vẫn mang vẻ nguyên sơ, mộc mạc.

Mới đây, Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai có thông báo số 197/TB-VP về kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch liên quan đến việc tổ chức Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 và một số vấn đề khác về phát triển du lịch xanh trên địa bàn huyện Chư Păh.

1ad093c774a0cdfe94b1-6074.jpg
Khung cảnh hiện tại của ngôi làng khá phù hợp với bối cảnh phim Lạc rừng.

Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện Chư Păh phối hợp Công ty TNHH HDA Phim (Hội Điện ảnh Việt Nam) về việc chọn làng Kon Sơ Lăl cũ làm nơi ghi hình sản xuất phim truyện điện ảnh Lạc rừng, đồng thời đề xuất các hạng mục để xây dựng và phát triển làng trở thành điểm du lịch trong thời gian tới.

d7c0e14ed822617c3833-674.jpg
Không khí xanh mát, yên bình ở ngôi làng xưa.

Có thể bạn quan tâm

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Tác giả cùng người thân tại ngã ba biên. Ảnh: N.T.D

Tháng 2 nơi ngã ba biên

(GLO)- Khi vị Tết đã thấm đẫm trong từng câu chuyện, khi mùa xuân cạn nốt chén rượu đầy thì trên những nẻo biên cương, đất trời khoác lên mình tấm áo mới, rực rỡ và căng tràn nhựa sống.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Cỏ mùa xuân

(GLO)- Tôi đi cùng chiều trên cánh đồng tươi xanh và mềm mượt cỏ. Bàn chân, ánh mắt và cả tâm hồn đều chạm vào sắc màu của loài cỏ biếc. Tôi nghiêng xuống thật gần, nghe mùa thức dậy căng đầy và xôn xao niềm nhớ.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Góc bếp, hiên nhà

(GLO)- Góc bếp, hiên nhà có lẽ là nơi yêu thương chăm chút nhất thuộc về người phụ nữ của gia đình. Mà thực ra, có người phụ nữ nào là không thuộc về gia đình, dù ít hay nhiều, dù hiện đại hay truyền thống.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nét chữ đầu xuân

(GLO)- Sau chuỗi ngày đông giá lạnh, tia nắng ấm áp mùa xuân đánh thức tất thảy những nụ mầm. Luồng sinh khí mới thổi qua như một cuộc chuyển giao âm thầm mà mãnh liệt. Một vòng tuần hoàn lại bắt đầu cho những ước mong.

Nhịp xoang

Nhịp xoang

(GLO)- Bài thơ "Nhịp xoang" của Nguyễn Đình Phê mang đậm hơi thở văn hóa Tây Nguyên, tái hiện không khí lễ hội cồng chiêng rộn ràng, nơi con người hòa cùng thiên nhiên và thần linh. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp văn hóa mà còn truyền tải tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vấn vít trầu cau

(GLO)- Mỗi dịp trong nhà có việc trọng, soạn mâm cỗ cúng, bao giờ cha cũng nhắc chị em chúng tôi chuẩn bị một lễ trầu cau. Nhà tôi ở phố, dù đất đai không rộng nhưng luôn trồng một cây cau và thả mấy dây trầu dưới gốc cho chúng vấn vít leo lên thân cau.

Mùi bếp, mùi tết

Mùi bếp, mùi tết

Cuối năm, gió đã chuyển mùa. Cái lành lạnh len lỏi trong từng nhành cây, ngọn cỏ và luồn qua từng kẽ hở bên khe cửa tràn cả vào ngóc ngách từng gian nhà. Trong không gian êm đềm, tôi cảm nhận rõ mùi bếp, mùi Tết đang về trên từng căn bếp nhỏ.

Bảo tồn những bài thuốc quý của người Bahnar

Bảo tồn những bài thuốc quý của người Bahnar

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi lưu giữ nguồn dược liệu vô cùng phong phú. Từ nguồn tài nguyên này, cộng đồng người Bahnar đã cho ra đời những bài thuốc quý, lưu dấu qua bao thế hệ.

Ăn Tết ở làng họa sĩ Xu Man

Ăn Tết ở làng họa sĩ Xu Man

(GLO)- Năm thứ 2 lên Gia Lai làm việc, gần Tết, họa sĩ Xu Man từ làng lên cơ quan lĩnh chế độ, tôi giúp ông cột đầy một xe đạp, đủ thứ trên cái xe tòng tọc, được cột thêm mấy thanh tre cho chắc chắn. Xong xuôi, ông xoa tay, thay vì chào nhau ông cười móm mém: Hùng về làng ăn Tết với chú!

Trao truyền phong vị Tết

Trao truyền phong vị Tết

Không chỉ rủ nhau đi xem, nhiều người trẻ là người Việt hoặc gốc Việt ở châu Âu bây giờ còn trực tiếp tham gia dựng chợ tết, bán hàng tết, biểu diễn nghệ thuật truyền thống và trò chơi dân gian ngày tết.

Độc đáo món anam tơpung của người Jrai

Độc đáo món anam tơpung của người Jrai

(GLO)-Mỗi khi gia đình có hiếu hỉ, người Jrai thường nấu nhiều món ăn truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Trong số đó, không thể không nhắc đến món anam tơpung, một món canh bột độc đáo và hấp dẫn.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.