Du lịch xanh, bền vững: Sự nhất quán của Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tại lễ kỷ niệm Ngày Du lịch thế giới năm nay với chủ đề 'Du lịch và đầu tư Xanh' (diễn ra tại thủ đô Riyadh, Vương quốc Saudi Arabia, ngày 27/9), các bộ trưởng, lãnh đạo cơ quan du lịch quốc gia của 125 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã cùng cam kết về phát triển du lịch bền vững, ủng hộ thông điệp 'Đầu tư nhiều hơn cho con người, cho hành tinh và cho sự thịnh vượng' của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO).
Du lịch trải nghiệm trekking Tà Năng-Phan Dũng. (Ảnh: Văn Bảo)

Du lịch trải nghiệm trekking Tà Năng-Phan Dũng. (Ảnh: Văn Bảo)

Với việc Cục trưởng Du lịch quốc gia Việt Nam tham dự lễ kỷ niệm Ngày Du lịch thế giới năm nay, Việt Nam khẳng định với cộng đồng quốc tế về mục tiêu và cam kết phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững (đều đã được nêu trong các đề án, chiến lược phát triển du lịch quốc gia). Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đưa ra định hướng “Phát triển du lịch xanh, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ, phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường”.

Ngành du lịch và các địa phương có điểm đến nổi tiếng ở Việt Nam đã cho ra mắt hàng loạt sản phẩm du lịch gắn với cảnh quan thiên nhiên, văn hóa truyền thống, khai thác bền vững các di sản văn hóa thế giới, các khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Thực tế, trong vòng hai năm qua, Việt Nam đều đã lựa chọn chủ đề “du lịch xanh” cho Năm Du lịch quốc gia: năm 2022 là “Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh”; năm 2023 là “Bình Thuận - Hội tụ xanh”, nhằm lan tỏa hình ảnh du lịch Việt Nam an toàn, xanh, bền vững.

Ngành du lịch và các địa phương có điểm đến nổi tiếng ở Việt Nam đã cho ra mắt hàng loạt sản phẩm du lịch gắn với cảnh quan thiên nhiên, văn hóa truyền thống, khai thác bền vững các di sản văn hóa thế giới, các khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Những hành động cụ thể tiếp theo hướng tới mục tiêu của du lịch xanh được các doanh nghiệp, cơ quan quản lý du lịch, địa phương ở Việt Nam bước đầu thực hiện nghiêm túc.

Mới đây nhất, hôm 28/9 tại Hà Nội, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã phát động Cuộc thi thiết kế ứng dụng (apps) quản lý rác thải nhựa trong ngành du lịch, nhằm tìm kiếm phần mềm để các cơ quan quản lý du lịch, các địa phương, các cơ sở du lịch, dịch vụ có thể triển khai sử dụng. Các doanh nghiệp du lịch có thể đăng ký và tham gia thực hiện bộ tiêu chí doanh nghiệp du lịch không rác thải nhựa.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình, tăng trưởng của ngành du lịch đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp tích cực vào mức tăng trưởng của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động của du khách cũng góp phần làm gia tăng rác thải nhựa ra môi trường. Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa trong du lịch Việt Nam” do Hiệp hội Du lịch Việt Nam xây dựng được UNDP chấp thuận tài trợ để thực hiện trong hai năm 2023-2024.

Trước đó, ngày 26/9, Sở Du lịch tỉnh Quảng Nam đã phối hợp ngành kiểm lâm và Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) tổ chức Tọa đàm “Du lịch có trách nhiệm gắn với bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã” nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết cho các đơn vị lữ hành về “du lịch có trách nhiệm với môi trường thiên nhiên”, đồng thời thúc đẩy sự tham gia và hợp tác liên ngành trong vấn đề bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ động vật hoang dã vì sự phát triển bền vững du lịch.

Trong khuôn khổ tọa đàm, 24 doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Quảng Nam đã ký cam kết chung tay bảo tồn các loài động vật hoang dã để gìn giữ hệ sinh thái, bảo vệ sự phát triển bền vững.

Rõ ràng, những hành động cụ thể kể trên càng khẳng định nhất quán chủ trương, định hướng thống nhất hành động, liên kết tất cả địa phương, điểm đến, doanh nghiệp và các bên liên quan trong ngành du lịch Việt Nam đưa du lịch phát triển theo hướng xanh, bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Về Đak Trôi khám phá thác Ya Gloong

Về Đak Trôi khám phá thác Ya Gloong

(GLO)- Ẩn sâu trong núi rừng và có phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, thác Ya Gloong (thuộc địa phận làng Đăk Bớt, xã Đak Trôi, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) là điểm đến lý tưởng của du khách gần xa khi đến khám phá, chiêm ngưỡng.