Du lịch Phú Quốc Tết Nhâm Dần có những lễ hội nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau một năm dài sống chung với đại dịch, những tín hiệu khởi sắc trong hoạt động mở cửa du lịch Phú Quốc hứa hẹn sẽ đưa ngành du lịch trở lại mạnh mẽ vào năm sau. Bên cạnh những ưu đãi về mặt tự nhiên, các lễ hội tại Phú Quốc cũng góp phần tạo sức hấp dẫn cho ngành du lịch đang phát triển mạnh mẽ ở đây.
Du lịch Phú Quốc: Lễ hội nghinh Ông
Lễ hội nghinh Ông có nguồn gốc từ rất xa xưa và là cội nguồn của các ngư dân miền biển. Đây được coi là lễ hội lớn nhất của các ngư dân với các tên gọi khác nhau.
Lễ rước gồm 2 giai đoạn: Rước ông từ ngoài biển và rước ông về lăng. Dưới nước, ngư dân cùng với hàng trăm chiếc thuyền, ghe cùng thuyền rồng sẽ rước cá Ông vào đất liền. Sau đó, đoàn người cùng lần, sư tử, rồng sẽ rước ông vào lăng.

Du lịch Phú Quốc nổi tiếng với Lễ hội nghinh Ông. Ảnh: dulichphuquockiengiang
Du lịch Phú Quốc nổi tiếng với Lễ hội nghinh Ông. Ảnh: dulichphuquockiengiang
Tiếp theo đó là phần lễ tế. Cuối cùng, người dân sẽ tổ chức ăn mừng cho lễ nghinh Ông thành công. Các nghi thức được thực hiện đặc biệt trang trọng. Thể hiện tín ngưỡng của dân biển với cá Ông. Nếu có dịp tham gia lễ cầu ngư này, chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm mới lạ, khó quên nhất.
Du lịch Phú Quốc: Lễ hội Nguyễn Trung Trực
Không riêng gì Phú Quốc có đền thờ vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Nhưng điều đáng nói là đền thờ này được xem là lớn nhất. Lễ này đã duy trì và ngày càng phát triển bắt đầu từ năm 1996. Đến nay, lễ hội Nguyễn Trung Trực đã trở thành một yếu tố văn hóa không thể thiếu đối với người dân Phú Quốc, Kiên Giang. Lễ hội này được tổ chức tại đền thờ cụ Nguyễn tọa lạc tại xã Gành Dầu, Phú Quốc.

Du lịch Phú Quốc tại Đền thờ vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trng Trực. Ảnh: dulichphuquoc
Du lịch Phú Quốc tại Đền thờ vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trng Trực. Ảnh: dulichphuquoc
Thời gian diễn ra lễ hội khoảng từ ngày 27/08 (âm lịch). Lễ hội cũng gồm 2 phần: Lễ và hội. Phần lễ được thực hiện theo đúng các nghi lễ truyền thống, thể hiện sự tôn nghiêm, kính trọng dành cho vị anh hùng đã có công lớn trong sự nghiệp giải phóng đất nước. 
Sau phần lễ là phần hội với các hoạt động dân gian rất thú vị xoay quanh cuộc đời, hình tượng Nguyễn Trung Trực như triển lãm ảnh, biểu diễn văn nghệ, diễn kịch,… Bên cạnh đó còn là những hình thức giải trí sôi động như múa lân, hội thi thể thao, chợ phiên và các trò chơi dân gian truyền thống của Phú Quốc. Tất cả đều mang đậm bản sắc dân tộc và giá trị văn hóa địa phương.

Phần hội với các hoạt động dân gian thu hút du khách đến với du lịch Phú Quốc. Ảnh: dulichxanh
Phần hội với các hoạt động dân gian thu hút du khách đến với du lịch Phú Quốc. Ảnh: dulichxanh
Du lịch Phú Quốc: Lễ hội Dinh Bà Ông Lang

Du lịch Phú Quốc: Lễ hội Dinh Bà Ông Lang. Ảnh: phuquoctravel
Du lịch Phú Quốc: Lễ hội Dinh Bà Ông Lang. Ảnh: phuquoctravel
Lễ hội Dinh Bà Ông Lang được tổ chức vào ngày 18-19/01 (âm lịch) hàng năm. Nhằm tưởng nhớ vợ của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Người dân tổ chức lễ hội mong muốn cầu sức khỏe, cầu bình an, cầu đủ đầy. 
Dinh Bà Ông Lang nằm cách trung tâm thị trấn Dương Đông 7km. Hàng năm, người dân địa phương đến Dinh rất đông, đặc biệt vào dịp lễ hội. Khách du lịch cũng vì sự linh thiêng của Dinh Bà Ông Lang mà tìm đến hành lễ. Lễ hội được tổ chức khác quy mô, chia thành từng khu như khu hành hương, khu vui chơi, khu ăn uống,…
Du lịch Phú Quốc: Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng Cổ Tự
Sùng Hưng là một ngôi chùa cổ nằm gần Dinh Cậu, được xây dựng theo phong cách dân gian. Trong chùa chia làm nhiều khu thờ cúng. Như miếu thờ bà Chúa Xứ, tượng thờ Quan Âm Nam Hải, tượng thờ Nguyễn Trung Trực,…

Du lịch Phú Quốc: Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng Cổ Tự. Ảnh: dulichphuquoc
Du lịch Phú Quốc: Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng Cổ Tự. Ảnh: dulichphuquoc
Có thể thấy, đây là một ngôi chùa cổ lớn. Mặc dù được xây dựng từ những năm cuối thể kỷ 19 nhưng chùa vẫn giữ được nét riêng cùng giá trị thiêng liêng của mình. Hàng năm cứ đến ngày 30/07 (âm lịch) tại đây sẽ diễn ra Đại lễ Trai Đàn với nhiều nghi thức như Công Phu, Thỉnh Tiêu Diện Thượng Giàn, Động Đàn,…
Du lịch Phú Quốc: Lễ hội Đình Thần Dương Đông 
Được tổ chức vào ngày 10-11/01 âm lịch, lễ hội Đình Thần Dương Đông trở thành nét văn hóa không thể thiếu của người dân nơi đây mỗi năm. Chính vì vậy, cứ vào dịp lễ hội, người dân đổ về đây rất đông. Lễ hội này được tổ chức nhằm tưởng nhớ những người đã có công khai khẩn, lập xóm làng.

Lễ hội Đình Thần Dương Đông điểm nhấn trong hành trình du lịch Phú Quốc dịp đầu năm. Ảnh: dulichtrainghiem
Lễ hội Đình Thần Dương Đông điểm nhấn trong hành trình du lịch Phú Quốc dịp đầu năm. Ảnh: dulichtrainghiem
Mặc dù chỉ mang tính chất địa phương nhưng lễ hội này đã và đang càng ngày phát triển, thể hiện rõ tín ngưỡng và nét văn hóa đặc trưng của người miền biển. Đến với lễ hội, ngoài cầu khấn, người tham gia còn được thưởng thức những tiết mục văn hóa đặc sắc của dân đảo. Đây sẽ là dịp tìm hiểu văn hóa địa phương lý tưởng đối với các du khách trong và ngoài nước.
Du lịch Phú Quốc: Lễ hội đua thuyền truyền thống
Lễ hội đua thuyền tại Phú Quốc được tổ chức hàng năm. Diễn ra vô cùng sôi động và thu hút rất đông người tham gia. Chính hoạt động du lịch đã giúp lễ hội này ngày càng phát triển và được biết đến nhiều hơn. Cuộc thi đua thuyền trên biển diễn ra tại bãi biển Dinh Cậu.

Lễ hội đua thuyền trở thành thương hiệu của du lịch Phú Quốc. Ảnh: mia.vn
Lễ hội đua thuyền trở thành thương hiệu của du lịch Phú Quốc. Ảnh: mia.vn
Các đội đua đến từ các khu vực khác nhau sẽ trổ tài để giành chiến thắng. Hòa với sự cạnh tranh của các đội chơi chính là không khí cổ vũ náo nhiệt bên trong bờ. Không chỉ người dân địa phương mà cả khách du lịch cũng bị hấp dẫn bởi không khí sôi nổi của lễ hội này. Điều này không những giúp Phú Quốc phát huy phong trào truyền thống mà còn là cơ hội quảng bá cho du lịch biển đảo.
Ngoài các lễ hội dân gian kể trên, Phú Quốc cũng được biết đến với rất nhiều lễ hội lớn nhỏ khác như Lễ hội Đình Thần Cửa Cạn (17/01 âm lịch). Lễ hội Đình thần An Thới (19/01 âm lịch). Lễ hội Thủy Long Thánh Mẫu (20-21/02 âm lịch). Lễ hội Đình Ô Bổn (27/02 âm lịch). Lễ hội Đình Ô Nam Hải (21/03 âm lịch). Lễ Hội Vu Lan (15/07 âm lịch). Lễ hội Dinh Cậu (1/06). Lễ chùa Suối Đá (25-26/09). lễ chùa Gành Gió (26-27/09),…
Có thể thấy, Phú Quốc là hòn đảo mang đậm bản sắc dân tộc, nơi gìn giữ rất nhiều các lễ hội dân gian truyền thống, nơi có những giá trị văn hóa và tín ngưỡng đáng trân trọng nhất. Trong những ngày đầu xuân, du khách hãy tham gia những lễ hội đầu năm và trải nghiệm du lịch Phú Quốc để cầu mong những điều may mắn, bình an và hạnh phúc cho gian đình, người thân của mình.
Theo Thanh Tùng (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Với mong muốn mang đến cho du khách trải nghiệm đặc biệt, chứng kiến không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão ở các đô thị hay vùng quê, nhiều doanh nghiệp dịch vụ lữ hành, điểm đến ở Nam Bộ đã sớm hoàn thiện sản phẩm, khai thác chùm tour, tuyến du lịch đón Xuân sớm.