Dự án đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 thiếu mặt bằng sạch để thi công

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ GTVT vừa cho biết, tính đến thời điểm này, các địa phương đã bàn giao cho dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 (giai đoạn 2) hơn 583km, đạt gần 81% tổng diện tích mặt bằng.
Tỷ lệ giải phóng mặt bằng qua tỉnh Hà Tĩnh đạt cao

Tỷ lệ giải phóng mặt bằng qua tỉnh Hà Tĩnh đạt cao

Trong đó, một số địa phương có tỷ lệ bàn giao mặt bằng cao là: Hà Tĩnh đạt tỷ lệ 82 - 99% tại các dự án thành phần: Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng, Vũng Áng - Bùng; Hậu Giang đạt tỷ lệ 92 - 96% tại các đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau.

Các địa phương có tuyến cao tốc Hậu Giang - Cà Mau đi qua cũng đạt tỷ lệ bàn giao cao như: Bạc Liêu đạt 98%, Kiên Giang đạt 100%, Cà Mau đạt 90%.

Tuy nhiên, trong tổng số 583km đã được bàn giao cho chủ đầu tư, chiều dài mặt bằng nhà thầu có thể tổ chức thi công chỉ đạt hơn 64%.

Ví dụ, tại dự án Vạn Ninh-Cam Lộ, tỷ lệ mặt bằng được tỉnh Quảng Bình bàn giao đạt 65%, diện tích thực tế thi công được chỉ đạt 39%.

Dự án đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh qua tỉnh Bình Định được bàn giao 76% diện tích mặt bằng, song tỷ lệ có thể tổ chức thi công chỉ đạt 49%. Tại dự án đoạn Chí Thạnh - Vân Phong, mặt bằng qua địa phận tỉnh Phú Yên đã được địa phương bàn giao đạt tỷ lệ 89% nhưng thực tế tổ chức thi công đạt khoảng 55%. Dự án Hậu Giang - Cà Mau qua tỉnh Kiên Giang đã được bàn giao 100% mặt bằng, tỷ lệ thi công được chỉ đạt khoảng 65%…

Lý do chưa thi công được là do vẫn có một số vị trí xen kẽ còn vướng mắc, như có khiếu nại của người dân, chưa hoàn thành tái định cư cho các hộ dân, chưa di dời xong các công trình hạ tầng kỹ thuật....

Để đáp ứng tiến độ bàn giao toàn bộ mặt bằng cho dự án trong tháng 6-2023 theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các chủ đầu tư tiểu dự án giải phóng mặt bằng, các cơ quan đơn vị khẩn trương triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Đối với các khu vực đã bàn giao mặt bằng nhưng còn vướng mắc chưa thể thi công, các địa phương cần tăng cường lực lượng để đẩy nhanh tiến độ chi trả, đền bù; tập trung giải quyết các khiếu nại của người dân về giá đền bù; xem xét bố trí tạm cư cho các hộ dân khi chưa hoàn thành khu tái định cư; thực hiện di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật ảnh hưởng đến thi công; ưu tiên giải phóng mặt bằng đường tiếp cận, đường công vụ, các vị trí xen kẹt... để các nhà thầu có mặt bằng, đủ công địa thi công theo đúng kế hoạch.

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.