“Đòn bẩy” phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Năm 2022, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030 tại Gia Lai được triển khai thực hiện. Đến nay, chương trình đã đạt những kết quả bước đầu, trở thành “đòn bẩy” thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS.

Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi bao gồm 10 dự án, 14 tiểu dự án với 36 nội dung thành phần, tập trung vào một số nội dung như: giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc; phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch.

Năm 2022, tổng nguồn vốn thực hiện chương trình là 841,088 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách trung ương 473,072 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 89,366 tỷ đồng, vốn vay tín dụng chính sách 228,112 tỷ đồng và vốn huy động hợp pháp khác 50,538 tỷ đồng. Chương trình đặt mục tiêu đến năm 2025, giảm tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS hàng năm bình quân trên 3%; hoàn thành cơ bản 100% công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 95% số hộ di cư không theo quy hoạch; giải quyết cơ bản 100% tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được bê tông hóa hoặc nhựa hóa; 100% thôn, làng có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 95% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 98% học sinh học mẫu giáo 5 tuổi được đến trường…

Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giúp đồng bào DTTS có cơ hội phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Ảnh: Hà Duy

Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giúp đồng bào DTTS có cơ hội phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Ảnh: Hà Duy

Tại huyện Krông Pa, chương trình được chọn để triển khai 6 dự án, trong đó có dự án giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho người dân và dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu. Ông Nguyễn Tiến Đãng-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: “Nhờ dự án này, 36 hộ nghèo không có nhà ở hoặc nhà ở dột nát trên địa bàn huyện đã được hỗ trợ trong năm 2022. Đồng thời, từ nguồn kinh phí của chương trình, huyện cũng đã làm hơn 14 km đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng và một số phần việc khác”.

Cũng thông qua chương trình, nhiều hộ DTTS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh đã được hỗ trợ kinh phí để làm nhà. Anh Klen (làng Te, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) chia sẻ: “Là hộ khó khăn về nhà ở nên khi được Nhà nước hỗ trợ 40 triệu đồng, tôi mạnh dạn vay ngân hàng thêm 20 triệu đồng nữa để xây dựng căn nhà mới”.

Gia Lai phấn đấu đến năm 2025, có 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được bê tông hóa hoặc nhựa hóa. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai phấn đấu đến năm 2025, có 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được bê tông hóa hoặc nhựa hóa. Ảnh: Hà Duy

Ông Kpă Đô-Trưởng ban Dân tộc tỉnh-cho hay: Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi là chính sách lớn của Đảng, Nhà nước với nhiều nội dung thành phần có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến mọi lĩnh vực; trong đó ưu tiên đầu tư cho các địa bàn đặc biệt khó khăn, hộ DTTS nghèo, hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống trong vùng đồng bào DTTS. Để hiện thực hóa mục tiêu chương trình, tỉnh đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo, tổ chức bộ máy chỉ đạo thực hiện chương trình ở 3 cấp; chủ động ban hành cơ chế, quy định, hướng dẫn để quản lý, tổ chức thực hiện. Quá trình thực hiện chú trọng tính hiệu quả, không chạy theo thành tích, đặc biệt là nêu cao vai trò chủ thể của người dân, cộng đồng trong tất cả các khâu. Năm 2022, tỉnh đề ra 25 chỉ tiêu thực hiện và đến thời điểm này đã có 23/25 chỉ tiêu đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra.

Năm 2023, tổng vốn thực hiện trên địa bàn tỉnh được phê duyệt là hơn 1.011 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương hơn 777 tỷ đồng. Theo ông Kpă Đô, thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục tổ chức tập huấn về năng lực cộng đồng thuộc tiểu dự án 4 của dự án 5 về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS để bà con tiếp cận được nguồn vốn; đồng thời, nguồn lực sẽ phân bổ đầu tư tập trung cho vùng sâu, vùng xa để bà con DTTS ổn định đời sống và phát triển kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.