Người dân Gia Lai phấn khởi, tự hào hướng về ngày đại lễ 30-4

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có mặt tại TP. Hồ Chí Minh từ rất sớm (ngày 26-4), bạn Phạm Vũ Hoàng Duy (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cùng nhóm bạn của mình đã tham gia hầu hết các hoạt động tập luyện, diễu binh, diễu hành để cảm nhận không khí thiêng liêng và tự hào của dân tộc.

Duy chia sẻ: “Mặc dù dòng người rất đông đúc nhưng cảm giác vô cùng tự hào vì chúng ta đang được sống trong hòa bình mà cha ông đã phải dày công gây dựng với bao xương máu. Dù chỉ mới xem các hoạt động tập luyện hay Lễ Tổng duyệt cấp Nhà nước lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nhưng tôi rất phấn khởi và tự hào.

Thế hệ trẻ chúng tôi nguyện hứa sẽ tiếp nối truyền thống tốt đẹp của cha ông để bảo, xây dựng đất nước, dân tộc ngày càng phồn vinh, giàu đẹp”.

Clip: Bạn Phạm Vũ Hoàng Duy (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) tham gia ngày hội non sông.

Còn bạn Lưu Tổng Hoàng Anh (phường Yên Đỗ, TP. Pleiku) đã phải thức trắng đêm canh mua vé máy bay vào thành phố mang tên Bác để được hòa mình vào không khí đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Người dân reo hò cổ vũ các khối diễu binh, diễu hành.

“Bản thân mình muốn tận mắt nhìn thấy các hoạt động chào mừng đại lễ của đất nước, tận hưởng những khoảnh khắc lịch sử này. Ấn tượng nhất đối với mình là loạt máy bay SU30-MK2 và Yak-130 bay lượn trên bầu trời, cảm giác rất khó tả và xúc động”-Hoàng Anh chia sẻ.

Thay vì về quê để nghỉ lễ, năm nay, anh Nguyễn Thế Viễn (đường Phạm Văn Đồng, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) quyết định ở lại TP. Hồ Chí Minh để hòa cùng Nhân dân cả nước chào đón kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Anh Viễn cho hay: Sau khi học xong đại học, anh ở lại TP. Hồ Chí Minh để làm việc. Nếu mọi năm, anh chọn về TP. Pleiku để đón lễ cùng gia đình thì năm nay anh ở lại TP. Hồ Chí Minh để hòa mình vào không khí kỷ niệm 30-4.

Anh Nguyễn Thế Viễn (đường Phạm Văn Đồng, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) chia sẻ cảm xúc.

Tranh thủ sau giờ làm việc, anh Viễn cùng bạn bè lại cùng nhau đi xem các buổi tập diễu binh ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Theo anh Viễn, dù chỉ là tập luyện, song không khí vô cùng trang nghiêm và hào hùng.

“Khi nhìn thấy các chiến sĩ, lực lượng vũ trang… đồng loạt bước đều tăm tắp theo nhạc, mình rất xúc động. Từng nhịp trống vang lên rộn ràng, cờ đỏ, sao vàng bay phấp phới dưới ánh nắng khiến lòng mình dâng trào niềm tự hào khó diễn tả thành lời. Đặc biệt, nhiều em nhỏ được bố mẹ bế lên vai để nhìn cho rõ, nhiều cô chú lớn tuổi thì đôi mắt rưng rưng xúc động, dõi theo từng đội hình đi qua. Vào những phút giải lao ngắn ngủi, các chiến sĩ lại tranh thủ giao lưu, chụp ảnh kỷ niệm với người dân. Tất cả đã tạo nên một không khí trang nghiêm song vô cùng ấm áp, gần gũi”-anh Viễn chia sẻ.

Tương tự như anh Viễn, em Rcom H’Rim (buôn Mi Hoan, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện)-sinh viên năm thứ 4 ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng quyết định ở lại thành phố mang tên Bác trong dịp lễ 30-4, 1-5.

“Những ngày qua, em có dịp đi xem các buổi diễn tập diễu binh. Nhìn hình ảnh những người lính nghiêm trang, chỉnh tề từng bước chân, từng cử chỉ, em thực sự xúc động. Không khí thiêng liêng ấy khiến em như được sống lại trong những trang sử hào hùng mà em từng học trên giảng đường”-H’Rim chia sẻ.

Không dừng lại ở đó, H’Rim cùng bạn bè đã dành những ngày rảnh rỗi để tham quan các bảo tàng lịch sử tại TP. Hồ Chí Minh. Cô gái trẻ bộc bạch: “Đây là dịp để em hiểu rõ hơn về lịch sử chiến đấu của cha ông, không chỉ qua sách vở, mà bằng cả cảm xúc khi tận mắt nhìn thấy những di vật, chứng tích chiến tranh. Là một người trẻ, em cảm thấy tự hào và nhận rõ hơn trách nhiệm của mình đối với đất nước”.

Tương tự, tranh thủ sau giờ học, chị Nguyễn Ngọc Thanh Ngân (trú tại tổ 4, phường Tây Sơn, TP. Pleiku) đang là sinh viên năm 3 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành không giấu được sự háo hức.

Dù đang công tác tại tỉnh Đồng Nai, song chị Siu H’Lôm (bôn Tham, xã Ia Trok, huyện Ia Pa) đã lặn lội đường xa để đến TP. Hồ Chí Minh xem tập diễu binh, diễu hành và nhiều sự kiện chào mừng lễ kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất, như: Bắn pháo hoa tầm cao ở khu vực sông Sài Gòn; trình diễn công nghệ 3D Mapping (quận 1); trình diễn 2.000 drone ở không gian trên cao khu vực sông Sài Gòn.

1.png
Chị Siu H'Lôm (bìa phải) cùng bạn bè đón đại lễ 30-4 tại TP. Hồ Chí Minh.

“Mình đã đến TP. Hồ Chí Minh từ sớm. Sau đó, mình đi ra các khu vực tổ chức tổng duyệt diễu binh, diễu hành từ lúc 3 giờ sáng ngày 27-4 để xem các chiến sĩ diễu hành. Dù trời se lạnh nhưng mình không cảm thấy vất vả, ngược lại, mình cảm thấy rất tự hào khi được chứng kiến những phút giây hòa bình của đất nước”-chị H’Lôm xúc động nói.

Người dân Gia Lai háo hức xem tập duyệt diễu binh, diễu hành.

Đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước được TP. Hồ Chí Minh đồng loạt khai mạc các chương trình từ chiều 29-4 đến hết ngày 1-5. Điểm nhấn bao gồm Lễ kỷ niệm và diễu binh cấp quốc gia; màn trình diễn ánh sáng-pháo hoa tại Landmark 81 và sông Sài Gòn; chuỗi lễ hội "Sắc màu Thành phố" trên phố đi bộ Nguyễn Huệ; Hội thi chạy Olympic vì sức khỏe cộng đồng; triển lãm ảnh-phim tài liệu lịch sử; Lễ hội sông nước-diễu hành thuyền hoa cùng nhiều hoạt động cho gia đình và thiếu nhi…

Có thể bạn quan tâm

Short video Chuyện Người Gia Lai số 29: Người kể chuyện Tây Nguyên bằng âm thanh và màu sắc

Short video Chuyện Người Gia Lai số 29: Người kể chuyện Tây Nguyên bằng âm thanh và màu sắc

(GLO)-Chàng nghệ sĩ Rơ Châm Blinh (Ba Lin) đã dùng âm nhạc và hội họa để kể chuyện về buôn làng Tây Nguyên, có được thành công nhất định trong showbiz Việt. Song, hành trình đến với nghệ thuật của Ba Lin cũng trải qua lắm thăng trầm. Cùng Podcast Chuyện người Gia Lai số 29 lắng nghe chia sẻ của anh.

Chuyện Người Gia Lai số 29: Người kể chuyện Tây Nguyên bằng âm thanh và màu sắc

Chuyện Người Gia Lai số 29: Người kể chuyện Tây Nguyên bằng âm thanh và màu sắc

(GLO)-Chàng nghệ sĩ Rơ Châm Blinh (Ba Lin) đã dùng âm nhạc và hội họa để kể chuyện về buôn làng Tây Nguyên, có được thành công nhất định trong showbiz Việt. Song, hành trình đến với nghệ thuật của Ba Lin cũng trải qua lắm thăng trầm. Cùng Podcast Chuyện người Gia Lai số 29 lắng nghe chia sẻ của anh.

Uống cà phê “chill” dưới tán cây cà phê

Uống cà phê “chill” dưới tán cây cà phê

(GLO)- Nằm trong khu vực hàng thông trăm tuổi (thôn 1, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) có một quán cà phê khá độc đáo với thiết kế đặt bàn ngay dưới những gốc cà phê mít. Mùa này quán trở nên đặc biệt, bởi du khách có thể ngồi uống cà phê “chill” ngắm nhìn những cành quả cà phê chín đỏ ngay trên đầu.

Bộ đội dẫn nước tưới mát ruộng đồng

Bộ đội dẫn nước tưới mát ruộng đồng

(GLO)- Nhằm hoàn thành ước mơ đưa nguồn nước tưới tiêu vụ Đông Xuân cho hàng trăm hộ dân trên cánh đồng Ia Chrêh (làng Thơh Ga B, xã Chư Don, huyện Chư Pưh), hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trong và ngoài tỉnh đã hành quân về đây để ngăn dòng, dẫn nước tưới mát cánh đồng. 

Những đảng viên trẻ tình nguyện nhập ngũ

Những đảng viên trẻ tình nguyện nhập ngũ

(GLO)- Năm 2025, TP. Pleiku được giao chỉ tiêu tuyển chọn, gọi 248 công dân nhập ngũ. Trong số này có 8 thanh niên ưu tú đã được kết nạp Đảng trước khi lên đường thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc.