Đổi đời nhờ xuất ngoại: Gửi về quê nhà gần 17.000 tỉ đồng/năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nghệ An hiện có hơn 90.000 người đang lao động có hợp đồng với doanh nghiệp ở nước ngoài, mỗi năm gửi về khoảng 650 triệu USD (khoảng gần 17.000 tỉ đồng), chưa kể kiều hối của hàng ngàn người xuất ngoại bằng nhiều cách khác.

Hết lớp 12 là xuất ngoại

Đường làng sạch sẽ, những căn nhà cao tầng san sát nhau đã biến xã Diễn Hạnh (H.Diễn Châu, Nghệ An), một xã thuần nông, thành vùng sầm uất như đô thị. Đi trên tuyến cao tốc Bắc - Nam vừa hoàn thành, dọc qua các xã Diễn Hạnh, Diễn Đồng, Diễn Xuân, Diễn Tháp (H.Diễn Châu), Đô Thành (H.Yên Thành), nhiều người sẽ rất ngạc nhiên khi phía sau những cánh đồng lúa là nhà cao tầng mọc lên san sát, xen kẽ là những ngôi biệt thự hàng chục tỉ đồng. Công cuộc xuất ngoại đã làm thay đổi chóng mặt những vùng quê này những năm qua.

Anh Cụt Văn Nga vừa trở về sau 2 năm làm việc tại Đài Loan. Ảnh K.HOAN
Anh Cụt Văn Nga vừa trở về sau 2 năm làm việc tại Đài Loan. Ảnh K.HOAN

9 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Hữu, xóm trưởng xóm 4, xã Diễn Hạnh, ngồi hí hoáy bên tập sổ sách ở cái bàn kê trước sân nhà. "Tôi đang thống kê lại số lượng người dân của xóm đi làm ăn ở nước ngoài. Hằng năm, xã đều chỉ đạo xóm thống kê số lượng người xuất ngoại, người hết hợp đồng trở về để báo cáo huyện vì số lượng người biến động liên tục, chủ yếu là tăng số người đi", ông Hữu nói.

Xóm 4 hiện có gần 300 người xuất ngoại đang làm ăn, sinh sống ở các nước. Có nhiều gia đình cả vợ chồng đều đang ở nước ngoài. "Ở đây cứ học xong lớp 12 là xuất ngoại, rất ít thanh niên ở nhà. Ở nhà giờ chủ yếu là người già, trẻ con và một ít trung niên. Có nhiều gia đình có 3 - 4 người con đang làm ăn ở nước ngoài. Nhiều thanh niên đi làm ăn rồi cưới vợ người Việt ở bên đó, khi nào sắp sinh con thì về", ông Hữu kể.

Từ một xã nghèo, xã Diễn Hạnh (H.Diễn Châu) trở thành xã giàu có nhờ XKLĐ. Ảnh K.HOAN
Từ một xã nghèo, xã Diễn Hạnh (H.Diễn Châu) trở thành xã giàu có nhờ XKLĐ. Ảnh K.HOAN

Ông Nguyễn Mạnh Hổ, Chủ tịch UBND xã Diễn Hạnh, cho hay hiện Diễn Hạnh có khoảng 1.500 người đang sinh sống, lao động ở nước ngoài, trong đó phần lớn là Hàn Quốc, Mỹ và châu Âu. Xuất khẩu lao động (XKLĐ) đã làm thay đổi cuộc sống của người dân trong xã và đã có nhiều gia đình thành triệu phú USD.

"Cách đây ít tháng, linh mục giáo xứ Nghi Lộc kêu gọi ủng hộ để xây lại ngôi nhà thờ. Chỉ trong mấy ngày, giáo dân trong giáo xứ đã tự nguyện đóng góp gần 60 tỉ đồng. Điều này cho thấy nguồn lực của người dân trong xã là rất mạnh", ông Hổ nói.

Cách trụ sở UBND xã Diễn Hạnh chừng vài trăm mét là một căn biệt thự tráng lệ. Trong biệt thự này có một chiếc siêu xe trị giá hàng chục tỉ đồng đang để trong gara. Chủ nhân của căn biệt thự này được xem là người khởi xướng cho việc xuất ngoại của xã Diễn Hạnh cách đây hơn 20 năm trước. Hiện các con của vợ chồng ông đều đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài.

XKLĐ đã giúp người dân ở xã Tà Cạ xây dựng nhà cửa khang trang. Ảnh K.HOAN
XKLĐ đã giúp người dân ở xã Tà Cạ xây dựng nhà cửa khang trang. Ảnh K.HOAN

Thành công của những người đi trước đã tạo đà và động lực cho những người đi sau. Bây giờ, việc đi XKLĐ ở Diễn Hạnh đơn giản cứ như đi chợ. Lượng kiều hối gửi về quê ngày càng nhiều, đời sống kinh tế phát triển, đất đai tăng giá. "Cách đây chừng 10 năm về trước, đất ở đây giá còn rất rẻ; nhưng ở các xóm trung tâm, giờ mỗi mét vuông đất giá 10 - 12 triệu đồng; đất đẹp, bám đường lớn là trên 20 triệu đồng", ông Hổ cho hay.

Mấy năm qua, xã Diễn Hạnh không tổ chức đấu giá đất được vì người dân "không cần tiền" nên không thể thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang đất ở.

Kích cầu xuất khẩu lao động

Từ năm 2009, UBND tỉnh Nghệ An đã có chính sách khuyến khích XKLĐ. Theo đó, người dân thuộc diện chính sách được hỗ trợ vay vốn để xuất ngoại, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này và các phường, xã đưa được nhiều người ra nước ngoài làm việc được tỉnh khen thưởng. Theo ông Vi Ngọc Quỳnh, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Nghệ An, đây là chính sách tốt nhằm hỗ trợ người lao động có điều kiện và an tâm hơn khi chọn con đường XKLĐ.

Một góc bản Bình Sơn 2, xã Tà Cạ, H.Kỳ Sơn. Ảnh K.HOAN
Một góc bản Bình Sơn 2, xã Tà Cạ, H.Kỳ Sơn. Ảnh K.HOAN

Từ nhiều năm qua, Nghệ An luôn dẫn đầu cả nước về số người XKLĐ. Theo số liệu của Sở LĐ-TB-XH tỉnh Nghệ An, từ năm 2016 đến nay, bình quân mỗi năm Nghệ An có 15.000 - 16.000 người đi XKLĐ có hợp đồng, chiếm 50% tổng số lao động của tỉnh được giải quyết việc làm hằng năm. Riêng năm 2023 có 25.350 người xuất ngoại. Đó là chưa kể lao động xuất ngoại bằng các hình thức khác và số lượng này cũng rất lớn.

Hiện nay, số lao động VN đang làm việc ở các thị trường là 712.607 người, trong đó riêng Nghệ An có hơn 90.000 người. Mỗi năm, lượng kiều hối của lao động xuất khẩu có hợp đồng của Nghệ An gửi về quê khoảng 650 triệu USD (khoảng gần 17.000 tỉ đồng).

"Chương trình XKLĐ đã góp phần giúp tỉnh giảm sức ép về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương. Người lao động làm việc ở nước ngoài cũng nâng cao tay nghề, tiếp thu được công nghệ sản xuất và phương pháp quản lý tiên tiến, tác phong và kỷ luật lao động công nghiệp. Nhiều người sau khi trở về đã mở nhà máy, xưởng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho nhiều người", ông Quỳnh nói.

Miền núi noi theo

Sau miền xuôi, người dân ở các huyện miền núi ở Nghệ An cũng noi theo để xuất ngoại. Người dân thuộc các dân tộc thiểu số ở vùng cao Nghệ An vốn chỉ quen sống với bản làng núi rừng, những năm gần đây cũng tiếp cận và chuyển xu hướng ra nước ngoài lao động. Điểm đến của họ là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Căn biệt thự của một người dân ở xã Diễn Hạnh. Ảnh K.HOAN

Căn biệt thự của một người dân ở xã Diễn Hạnh. Ảnh K.HOAN

Bản Bình Sơn 2 (xã Tà Cạ, H.Kỳ Sơn) có 102 hộ dân, nhưng có 30 người đã và đang lao động ở nước ngoài. Xuất ngoại đã làm thay đổi bản làng với những căn nhà mới khang trang mọc lên.

Trở về quê sau 2 năm lao động ở Đài Loan, anh Cụt Văn Nga (36 tuổi, ở xã Tà Cạ) tỏ ra hài lòng khi lựa chọn con đường xuất ngoại. Cuộc sống ở quê nhà chỉ trông chờ vào một mùa nương rẫy nên rất chật vật. Năm 2022, anh Nga sang Đài Loan đánh cá thuê. Sau 2 năm làm việc, hết hợp đồng, anh trở về, tiết kiệm được gần 300 triệu đồng. "Nếu cứ ở nhà thì không biết đến khi nào mới có được số tiền này", anh Nga nói.

Bà La Thị Hồng Văn, Phó chủ tịch UBND xã Tà Cạ, cho biết hiện cả xã có hơn 100 người XKLĐ, một số gia đình cả hai vợ chồng cùng đi. Nhờ xuất ngoại, nhiều gia đình đã thoát nghèo và có tích lũy. Chính sách của nhà nước đang hỗ trợ tích cực cho thanh niên dân tộc thiểu số sau đào tạo nghề tìm kiếm được việc làm phù hợp. Mỗi thanh niên chọn con đường XKLĐ đều được hỗ trợ, cao nhất là 15 triệu đồng.

Theo bà Văn, chính sách này đã khuyến khích thanh niên dân tộc thiểu số chọn con đường xuất ngoại để lao động, thay vì ở nhà làm rẫy và làm thuê nhưng rất ít việc. Trước đây, thanh niên ở vùng cao Nghệ An thường vào các tỉnh phía nam để tìm việc làm với công việc không có tay nghề, khá nặng nhọc, lương thấp.

Sự thành công của những người tiên phong xuất ngoại đã tác động mạnh và tạo ra xu hướng tích cực. Không chỉ tích lũy được tiền bạc, xuất ngoại còn giúp người lao động trong độ tuổi thanh niên học được nhiều thứ, rèn được tay nghề và quen với tác phong lao động công nghiệp.

Cũng theo bà Văn, cái được lớn nhất là những thanh niên này đã thay đổi được tư duy cũ, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại và sau khi mãn hợp đồng, nếu không còn đi tiếp những thanh niên này cũng có thể tự tạo được việc làm cho mình.

(còn tiếp)

Theo Khánh Hoan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tặng giấy khen cho các nhà báo, phóng viên hoàn thành chuyến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1. Ảnh: N.Q

Tác nghiệp trên Nhà giàn DK1

(GLO)- Vượt qua hàng trăm hải lý để đến với Nhà giàn DK1 là một trải nghiệm không thể nào quên đối với người làm báo. Càng đặc biệt hơn đối với tôi khi đây là lần đầu tiên được đặt chân lên Nhà giàn DK1 tác nghiệp, để thấm thía thế nào là gian khó, thế nào là tự hào.

null