Đôi điều suy ngẫm về kỳ thi tốt nghiệp THPT

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chỉ vài ngày nữa, lứa học trò sinh năm 2006 bước vào một trong những kỳ thi quan trọng của cuộc đời: thi tốt nghiệp THPT.

Nói kỳ thi quan trọng vì sau nhiều ý kiến, quan điểm, tham khảo nước ngoài rằng giữ hay bỏ, cuối cùng, kỳ thi vẫn được duy trì. Tôi cho rằng, sau 12 năm đèn sách cũng cần kiểm tra xem các em học sinh thu lượm bao nhiêu kiến thức, là những kiến thức gì, có đảm bảo tiêu chí phổ thông, cơ bản, hiện đại như đường hướng giáo dục mà ta đặt ra. Vấn đề là đừng quá nặng nề thành tích, tổ chức thi cử sao cho đỡ tốn kém, nhiêu khê.

Đôi điều suy ngẫm về kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: Hồng Giang/TTXVN

Đôi điều suy ngẫm về kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: Hồng Giang/TTXVN

Bởi mặt bằng THPT, bằng tốt nghiệp THPT chưa phải là gì ghê gớm trong mặt bằng tri thức chung của xã hội ta chứ chưa nói với nước khác, nhất là những nước có nền giáo dục tiên tiến. Nó cũng chưa là gì để nói làm hành trang vào đời, càng chưa là gì để đến với sự trưởng thành, thành công của một đời người.

Thấm thoắt đã 3 năm trôi qua. 3 năm, thế giới, khu vực, đất nước trải qua biến cố dịch bệnh có lẽ còn rất lâu mới xóa nhòa đau thương, mất mát. Dịch bệnh Covid-19 đã làm trên 6,5 triệu người trên thế giới tử vong, trong đó có hàng chục ngàn người Việt Nam. Nó trở thành nỗi ám ảnh của toàn thế giới. Giữa tâm bão dịch bệnh, mọi toan tính quyền lực, tiền bạc, vật chất, hận thù, mộng tưởng… đều trở nên nhỏ nhoi, vô nghĩa. Tâm lý xã hội phức tạp, buông xuôi, cố gắng, hy vọng, tin tưởng… đủ cả. Thế hệ học sinh sinh năm 2006 cũng không nằm ngoài tâm lý đó.

Dẫu vẫn biết sức khỏe là trên hết, học hành là quá trình, là đường dài và chưa bao giờ muộn nhưng chủ trương chung, chính sách chung nên lo lắm đấy mà giáo dục vẫn phải duy trì, chương trình vẫn phải thực hiện. Vậy là, các con, các cháu đến lớp trong nỗi lo sợ. Đi học với khẩu trang, nước sát khuẩn, giữ cự ly khoảng cách, không tụ tập… Đã học hành “bữa đực bữa cái”, thời điểm dịch bùng phát mạnh, các cháu, các em lại phải học online. Thương làm sao học sinh nghèo, học sinh vùng cao, nơi không có sóng hoặc sóng điện thoại chập chờn.

Vẫn chưa quên hình ảnh học sinh ở Hà Giang, Lai Châu, Kon Tum, Quảng Nam… dựng chòi trên đồi cao “hứng” sóng di động để học. Vẫn chưa thể quên hàng chục ngàn học sinh thiệt thòi, lúng túng, vì nghèo mà không có điện thoại thông minh, máy tính để học từ xa.

Nhưng, đó cũng là lúc tinh thần vượt khó, hiếu học như chưa khi nào hiển hiện rỡ ràng đến vậy. Nhắc lại cũng để cảm phục sự chia sẻ, đùm bọc, yêu thương trong cơn hoạn nạn, đồng thời phẫn nộ những kẻ táng tận lương tâm lợi dụng dịch bệnh để trục lợi… mà di chứng xấu hổ, đáng quên của nó vẫn còn mặn chát và dai dẳng đến ngày hôm nay.

Dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề cả thế giới, trong đó có ngành Giáo dục. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị từ lo sợ, bị phong tỏa, đến nới lỏng từng phần rồi thích nghi, thích ứng linh hoạt để mọi hoạt động không bị bế tắc, đình trệ mà vẫn đều đặn diễn ra, đem lại kết quả, phát huy hiệu quả.

Trong thành tích đó có ngành Giáo dục, có thế hệ học trò lứa sinh năm 2006. Chắc chắn kiến thức các em có được trong mấy năm dịch bệnh chẳng thể như lúc học tập trong điều kiện bình thường. Vì dịch mà phương thức truyền dạy kiến thức thay đổi, mới mẻ, làm cho không ít em bỡ ngỡ, lúng túng. Lại còn học tập trong điều kiện thiếu phương tiện, thiết bị. Vì vậy, trên tất cả, không quá đáng khi có thể nói, cho đến lúc này, trước khi bước vào kỳ thi quan trọng, công sức của thầy cô, sự nỗ lực của các em đã rất đáng ghi nhận, biểu dương.

Phía trước là kỳ thi. Thời khắc quan trọng đã điểm. Tháng ngày qua, thầy cô, các em đã miệt mài ôn luyện, chỉ chờ đến những ngày này. Các em hãy bình tĩnh bước vào kỳ thi với tâm thế của lứa học sinh chịu nhiều thiệt thòi nhưng không từ bỏ mục tiêu làm giàu kiến thức. Hãy biến khó khăn thành động lực bản thân như tâm lý chiến thắng mà ta từng trải qua trong thời gian đại dịch! Tương lai luôn rộng mở và hứa hẹn bao điều tốt đẹp sẽ đến, bắt đầu ngay từ hôm nay.

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?