Doanh nhân cựu chiến binh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Doanh nhân cựu chiến binh là lớp người đặc biệt bởi ý chí làm giàu của họ không chỉ vì bản thân, gia đình mà hơn hết họ làm vì đồng đội. Đúng như phẩm chất tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ, họ luôn sát cánh cùng đồng chí, đồng đội của mình vượt qua khó khăn bằng tấm lòng tương thân tương ái.

Khởi nghiệp ngay trên chiến địa

18 tuổi, cô gái trẻ Đinh Thị Lý (nay là Phó Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Lý Kình, thị trấn Kbang, huyện Kbang) viết thư tay xin đi bộ đội. Vì sức vóc nhỏ bé, bà tìm đủ lý lẽ để năn nỉ ban tuyển quân để được xung phong lên Tây Nguyên (lúc này đang diễn ra chiến tranh biên giới Tây Nam 1979). “Không thể tả được cảm giác hạnh phúc như thế nào khi mình được cấp trên đồng ý. Cả nhà mình bao đời theo cách mạng, màu xanh áo lính đẹp lắm, thiêng liêng lắm và tuổi trẻ mình chỉ khao khát được đứng trong hàng ngũ những người chiến sĩ”-bà Lý xúc động hồi tưởng. Vào quân ngũ, bà được phiên chế tại Tiểu đoàn 18 Quân y (Sư 471), đóng quân tại Buôn Ma Thuột. 4 năm sau, tình hình biên giới Tây Nam yên ổn trở lại, bà ra quân trở về địa phương và kết hôn với người đồng đội.

 

Hội viên cựu chiến binh tham quan mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi của gia đình cựu chiến binh Ngô Công Đoan (thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ). Ảnh: L.H
Hội viên cựu chiến binh tham quan mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi của gia đình cựu chiến binh Ngô Công Đoan (thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ). Ảnh: L.H

“4 năm gắn bó với Tây Nguyên đã nhen nhóm lên một tình yêu mãnh liệt trong tôi với vùng đất hoang sơ này. Trở về vùng quê Phú Lộc (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) khô cằn sỏi đá, hai vợ chồng tôi vẫn luôn hướng về miền đất bao la ấy. Và đến năm 1986, khi phong trào kêu gọi người dân đi kinh tế mới vào các tỉnh Tây Nguyên, cả hai không chần chừ và quyết định quay trở lại. Lần đi này không phải là chiến đấu mà là bắt tay xây dựng cuộc đời mới, vùng quê mới. Tôi hăm hở và háo hức vô cùng, vững tin vào những điều tốt đẹp phía trước”-bà Lý hào hứng kể lại. Đó là cơ duyên kiến hai vợ chồng bà gắn bó với mảnh đất Kbang.

Vốn trong tay của hai vợ chồng khi ấy gom góp được 19 triệu đồng. Sức vóc có hạn nên ông bà phải nghĩ kế bán buôn chứ chẳng thể cày cuốc. Họ mua một chiếc ô tô tải, cứ gom mua nông sản dọc khắp các huyện Kbang, An Khê rồi đưa xuống Bình Định bán; chuyến quay về lại mua xi măng, sắt thép, gạch ngói… từ Bình Định buôn lên. Vất vả, lăn lộn nhưng nhờ tính tình xởi lởi, chịu khó chịu thương, việc buôn bán phát đạt. “Lời lãi tích cóp dần và khi nhận thấy nhu cầu mua vật liệu xây dựng của người dân trong huyện tăng dần, vợ chồng tôi mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng”-bà Lý kể lại. Đến năm 1994, hai vợ chồng bà quyết định thành lập Doanh nghiệp tư nhân Lý Kình, chuyên buôn bán vật liệu xây dựng và nhận xây các công trình công cộng. Hàng năm, doanh thu của doanh nghiệp đạt hàng chục tỷ đồng, đóng góp không nhỏ cho ngân sách địa phương, đồng thời, giải quyết việc làm thường xuyên cho 20-40 lao động với mức lương 5,5-6,5 triệu đồng/người/tháng. Không chỉ được vinh danh tại nhiều tổ chức trong nước, mới đây, nhờ thành tựu kinh doanh nổi bật, bà Đinh Thị Lý đã được trao tặng Cúp 100 doanh nghiệp, doanh nhân xuất sắc của ASEAN tổ chức tại Thái Lan.

Nghĩa tình đồng đội

“Cựu chiến binh là doanh nhân trên địa bàn tỉnh không nhiều nhưng họ là những nhân tố rất đáng quý. Tất cả đều có những đóng góp lớn trong mọi hoạt động của Hội. Có thể nói họ là những Mạnh Thường Quân có mặt trên mọi mặt trận thiện nguyện của Hội Cựu chiến binh”-đó là khẳng định của ông Hoàng Xuân Khoát-Trưởng ban Kinh tế Hội Cựu chiến binh tỉnh.

Nói có sách mách có chứng, ông Khoát kể vanh vách hàng trăm căn nhà tình nghĩa, nhà tình thương, hàng ngàn suất quà đã được trao tận tay những cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn. Trong đó, sự đóng góp của các doanh nhân cựu chiến binh như bà Đinh Thị Lý-Phó Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Lý Kình (thị trấn Kbang, huyện Kbang); ông Hà Văn Trình-Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Trường Thành (phường Yên Thế, TP. Pleiku); ông Nguyễn Quang Thọ-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Quang Vinh (phường Yên Thế, TP. Pleiku); bà Nguyễn Thị Kim Oanh-Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty TNHH Hải Phong (phường Hoa Lư, TP. Pleiku)... là không hề nhỏ.

Trong 5 năm qua, các doanh nhân cựu chiến binh này đã hỗ trợ xây dựng 250 căn nhà cho hội viên trong chương trình xóa nhà dột nát. Ngoài ra, quỹ Hội hiện nay với trên 3 tỷ đồng cũng có sự đóng góp rất lớn của các Mạnh Thường Quân kể trên. Như bộc bạch chân tình của bà Đinh Thị Lý thì: “Mình người lính khổ quen rồi, kinh doanh lăn lộn quen rồi thành thử chẳng biết thế nào là khổ. Điều đau lòng nhất là khi nhìn những hoàn cảnh của những người đồng đội từng vào sinh ra tử nơi chiến trường, giờ về sức khỏe kém, kinh tế khó khăn phải sống vất vả hay những đứa trẻ bị nhiễm di chứng từ cha mẹ để lại, không có một hình hài vẹn nguyên lại thấy xót xa… Sức mình có hạn nhưng chỉ mong sao, cuộc đời này bù đắp cho họ những niềm vui khác để chính mình cảm thấy bớt ưu tư hơn”…

Gắn bó với công tác Hội đã lâu năm, ông Khoát trân trọng mọi sự đóng góp vào quỹ “Nghĩa tình đồng đội” của những cựu chiến binh là doanh nhân bởi ông biết thành công của họ được đánh đổi bằng nước mắt. “Chỉ cần từng khoác trên mình tấm áo lính, họ là đồng đội. Chỉ cần là đồng đội, họ sẽ bên nhau, chia ngọt sẻ bùi với nhau một cách vô tư, không toan tính. Với họ, sự sống hôm nay còn giữ được đã là một sự may mắn. Những vết thương thể xác còn in hằn trên thân thể những người đồng đội và con cháu họ là mất mát chung cho sự vẹn nguyên của đất nước này. Chia sẻ với nhau, đùm bọc nhau được đã trở thành trách nhiệm”-ông Khoát nhấn mạnh.

Lê Hòa-Nguyễn Giang

Có thể bạn quan tâm

Đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok, huyện Ia Pa

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan đường Trường Sơn Đông xuống cấp

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về tình trạng sạt lở bờ suối ăn sâu vào khu vực tường bao xung quanh Trường Tiểu học Cù Chính Lan (xã la Nan, huyện Đức Cơ); đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok (huyện Ia Pa) xuống cấp;...

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.