Emagazine

E-magazine Doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ cuối: Cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ




Theo thống kê, năm 2023, giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp-thủy sản chiếm 28,27% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh đã xuất khẩu sang 40 nước trên thế giới, riêng nhóm hàng nông sản chiếm khoảng 80% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Vì vậy, việc sản xuất nông nghiệp bền vững nhằm tạo ra nguồn hàng chất lượng phục vụ xuất khẩu là rất quan trọng và doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác nhằm tạo ra chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản.




Ông Nguyễn Tuấn-Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh-cho biết: “Chuyển đổi xanh là quá trình từng bước hạn chế các ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất xanh mới; phát triển kinh tế theo hướng sinh thái, tuần hoàn, tăng trưởng xanh, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững; đồng thời, đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng thu hút đầu tư phát triển các ngành có tiềm năng, lợi thế dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số”.

Cũng theo ông Tuấn, đa phần doanh nghiệp ở tỉnh ta có quy mô nhỏ, thiếu vốn đầu tư cho công nghệ. Để thúc đẩy chuyển đổi xanh phải tập trung xây dựng các mô hình tăng trưởng mới để thu hút các chủ thể kinh tế khác tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng; đồng thời, đẩy mạnh đầu tư công nghệ để tăng tỷ trọng chế biến sâu nhằm gia tăng giá trị và đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Chính vì vậy, cần thiết phải có chính sách khuyến khích đầu tư, cơ chế hỗ trợ, nhất là phải có nguồn vốn của Nhà nước hỗ trợ về khoa học công nghệ, khuyến khích mô hình tăng trưởng sáng tạo gắn với chuyển đổi xanh dựa trên nền tảng công nghệ.



Ông Nguyễn Hoàng Phước-Phó Giám đốc Nhà máy Đường An Khê thông tin: Hiện nay, sản lượng đường chế biến hàng năm của Nhà máy đạt trên 300 ngàn tấn, chiếm 20% sản lượng đường của cả nước. Bên cạnh đó, sản phẩm đường của Nhà máy cũng đã đạt chứng nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh và nhiều năm liền đạt thương hiệu quốc gia. Với quy mô này, hàng năm, Nhà máy Đường An Khê là một trong những đơn vị đóng góp hàng đầu cho ngân sách nhà nước. Từ năm 2013 đến 2023, Nhà máy đã nộp ngân sách 877 tỷ đồng; đồng thời góp phần tạo việc làm cho hàng vạn người lao động và hộ trồng mía trên toàn vùng. Tuy nhiên, để Nhà máy tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh hiệu quả rất cần sự hỗ trợ của các cấp, ngành về chính sách cũng như các điều kiện để xây dựng, cải thiện hơn nữa về cơ sở hạ tầng.




Theo Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) năm 2010, kinh tế xanh là một nền kinh tế nhằm cải thiện đời sống con người và tài sản xã hội, đồng thời chú trọng giảm thiểu những hiểm họa môi trường và sự khan hiếm tài nguyên. Như vậy, kinh tế xanh được hiểu là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: kinh tế, môi trường và xã hội. Đây là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo mục tiêu hiện đại hóa nền kinh tế, vừa phát triển bền vững về môi trường và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Với ý nghĩa này, Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề ra định hướng đến năm 2030 đưa Gia Lai phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; nâng cao chất lượng tăng trưởng, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh; là tỉnh tiên phong trong chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn dựa trên cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với chuyển đổi số và kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập. Đến năm 2050, phát triển kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ số phát triển kinh tế sinh thái, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh là chủ đạo dựa trên 3 trụ cột phát triển là nông nghiệp tiên tiến, sạch và ứng dụng công nghệ cao.



Ông Đinh Hữu Hòa-Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư-cho biết: “Định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế của tỉnh trong giai đoạn hiện nay và sắp tới là một trong những đột phá phát triển của Quy hoạch tỉnh. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh phải lấy con người làm trung tâm, phải dựa vào thể chế và quản trị hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến, nguồn nhân lực chất lượng cao, phải định hướng đầu tư vào công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, kết cấu hạ tầng thông minh và bền vững; tạo động lực để đầu tư tư nhân đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế xanh. Trong đó, việc chuyển đổi xanh đối với các ngành ưu tiên trong Quy hoạch tỉnh như năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp, hạ tầng đồng bộ, du lịch… đòi hỏi sự tham gia của mọi nguồn lực trong xã hội, trong đó, đầu tư công đóng vai trò vốn mồi, dẫn dắt; khu vực tư nhân đóng vai trò cốt lõi trong quá trình xanh hóa các ngành kinh tế. Điều này đã khẳng định vai trò của cộng đồng doanh nghiệp trong nhiệm vụ này là rất quan trọng và không thể thay thế”.



Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết thêm: Để thực hiện tốt định hướng chuyển đổi xanh cũng như tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển kinh tế xanh, thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư gắn với kinh tế xanh. Cụ thể, bên cạnh rà soát và áp dụng các chính sách một cách linh hoạt nhằm cải thiện môi trường kinh doanh công khai, minh bạch, nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung cải cách hành chính, tỉnh sẽ tiếp tục đặc biệt ưu tiên kêu gọi các nhà đầu tư, các tổ chức, đối tác trong và ngoài nước đến Gia Lai hợp tác đầu tư phát triển các lĩnh vực như nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ chế biến sâu các sản phẩm nông-lâm nghiệp công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường, công nghiệp năng lượng tái tạo, phát triển hạ tầng du lịch xanh, du lịch sinh thái; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp thân thiện môi trường, phục vụ nông nghiệp; phát triển dịch vụ logistics, khoa học công nghệ để xây dựng chuỗi sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, chú trọng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo; phát triển kinh tế rừng gắn với phục hồi hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học, tạo sinh kế cho người dân; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững; thúc đẩy hình thành hệ sinh thái doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo; hình thành các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến, tăng cường chất lượng các dịch vụ trung gian để hình thành chuỗi giá trị sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ cho các lĩnh vực ưu tiên, vùng động lực của tỉnh.



Có thể bạn quan tâm

Những người giữ rừng vùng biên

E-magazineNhững người giữ rừng vùng biên

(GLO)- Với số tiền 6 triệu đồng/tháng và không có thêm bất kỳ chế độ đãi ngộ nào khác nhưng những người dân hợp đồng với UBND xã Ia Mơ (huyện Chư Prông) bảo vệ rừng vẫn đang ngày đêm bám chốt nơi cánh rừng vùng biên.

Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số

E-magazineƯu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số

(GLO)- Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Gia Lai đang tập trung triển khai nhiều giải pháp phát triển hạ tầng số. Chương trình này nhằm tạo động lực phát triển cho nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế số.

Cho đi là còn mãi

E-magazineCho đi là còn mãi

(GLO)- Hơn 10 năm qua, chị Nguyễn Thị Hội (SN 1990, thôn Lũh Yố, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) đã trực tiếp đóng góp và vận động các Mạnh Thường Quân, nhà hảo tâm khắp mọi nơi hỗ trợ nguồn lực để giúp các mảnh đời khốn khó trong, ngoài huyện.

Thấp thỏm mùa sầu riêng

E-magazineThấp thỏm mùa sầu riêng

(GLO)- Sau những đợt nắng nóng kéo dài, nhiều địa phương trong tỉnh đã có “mưa vàng” giải khát cho cây trồng. Song, riêng với cây sầu riêng, tình trạng thời tiết thất thường khiến cây bị sốc nhiệt dẫn đến rụng hoa, rụng quả. Chính vì vậy, người trồng sầu riêng đang thấp thỏm nỗi lo mất mùa.

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ cuối: Phát triển gắn với bảo tồn văn hóa

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ cuối: Phát triển gắn với bảo tồn văn hóa

(GLO)- Phát huy những kết quả đạt được, Đảng bộ, chính quyền TP. Pleiku đã tập trung huy động mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng, hình thành các đô thị hạt nhân. Đồng thời, chú trọng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các làng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với các loại hình du lịch cộng đồng.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
“Bông hồng thép” giàu lòng nhân ái

E-magazine“Bông hồng thép” giàu lòng nhân ái

(GLO)- Không chỉ giỏi chuyên môn, Đại úy Đinh Thị Thu Hiền-Bí thư Đoàn cơ sở Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh Gia Lai) còn tạo dấu ấn bởi các hoạt động hướng về vùng khó khăn. Những việc làm của chị đã góp phần tô thắm hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân.

Những “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

E-magazineNhững “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

(GLO)-Không chỉ làm tốt vai trò dẫn dắt công tác Đoàn, nhiều “thủ lĩnh” thanh niên còn tiên phong trong khởi nghiệp, lập nghiệp tại quê hương. Họ trở thành tấm gương sáng về sự gương mẫu, tinh thần dám nghĩ, dám làm để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) học tập.