Đoạn tuyệt với FULRO, “Tin lành Đê ga” - Kỳ cuối: Giữ bình yên buôn làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đến nay, trên địa bàn huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) có hơn 20 hộ dân với hơn 100 khẩu từng nghe theo kẻ xấu nhóm họp “Tin lành Đê ga” được chính quyền và các đoàn thể vận động quay về sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận. Công tác tuyên truyền, giúp đỡ người lầm lỡ ở huyện Phú Thiện là điểm sáng cần được nhân rộng nhằm góp phần giữ vững ổn định an ninh trật tự.

Nhiều cách làm hiệu quả

Phú Thiện từng là địa bàn phức tạp về an ninh trật tự. Nhưng đến nay, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn huyện đã được đảm bảo. Đó là kết quả trong công tác tham mưu của Công an huyện, sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Giám đốc Công an tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện Phú Thiện, tinh thần vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sự giúp đỡ tận tình của đội ngũ già làng, người có uy tín, chức sắc tôn giáo.

Trong công tác tuyên truyền, vận động và giúp đỡ người từng lầm lỡ, Công an huyện Phú Thiện đã phát huy hiệu quả các mô hình đảm bảo an ninh trật tự. Tiêu biểu như mô hình “Mạng xã hội với pháp luật vì bình yên cuộc sống” đã thu hút hàng trăm ngàn lượt người tham gia, vừa hướng dẫn người dân trong giải quyết các thủ tục hành chính, vừa tuyên truyền pháp luật, thông tin những phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm, âm mưu, thủ đoạn thâm độc của bọn phản động FULRO, kịp thời phản bác các luận điệu xuyên tạc, thông tin sai sự thật trên các trang mạng xã hội. Bên cạnh đó, hệ thống chính trị từ huyện đến thôn, làng đã triển khai đồng bộ các chính sách an sinh xã hội, quan tâm chăm lo đời sống cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, người từng lầm lỡ theo FULRO, “Tin lành Đê ga”.

Qua đánh giá công tác bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn huyện Phú Thiện cho thấy, việc bố trí Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã đang phát huy hiệu quả. Theo đó, lực lượng Công an xã đã làm tốt công tác nắm, dự báo tình hình tại các thôn, làng; thường xuyên phối hợp với các đội nghiệp vụ Công an huyện trong quản lý, giáo dục, giúp đỡ những người từng lầm lỡ theo FULRO, tham gia hoạt động “Tin lành Đê ga”; đấu tranh phòng-chống tội phạm và bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại cơ sở. Lực lượng Công an xã cũng đã kịp thời giải quyết các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự tại cơ sở; giúp đỡ bà con trong mọi hoàn cảnh. Họ thực sự là điểm tựa vững chắc của quần chúng nhân dân.

Các đại biểu tặng hoa chúc mừng huyện Phú Thiện ra mắt mô hình “Trở về đức tin, giữ bình yên thôn, làng”. Ảnh: Hữu Trường

Các đại biểu tặng hoa chúc mừng huyện Phú Thiện ra mắt mô hình “Trở về đức tin, giữ bình yên thôn, làng”. Ảnh: Hữu Trường

Đại úy Tống Văn Tiến-Trưởng Công an xã Ia Ake-chia sẻ: “Ngoài những công việc thường xuyên ở đơn vị, chúng tôi phân công từng đồng chí phụ trách các thôn, làng. Hàng tuần, mỗi người đều phải có kế hoạch thực hiện công tác xuống địa bàn, tiếp xúc với người dân và báo cáo kết quả thường xuyên. Từ đó, bà con xem anh em Công an xã như người thân, có việc xảy ra là cung cấp thông tin ngay. Vì vậy, những năm qua, trên địa bàn xã không để xảy ra các vụ việc nghiêm trọng liên quan đến an ninh trật tự. Từ một địa phương có tình hình an ninh trật tự phức tạp, một số hộ gia đình lén lút tham gia hoạt động “Tin lành Đê ga” đến nay đã quay về sinh hoạt trong tôn giáo thuần túy, an ninh trật tự được đảm bảo”.

Ông Vũ Hồng Duy-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Phú Thiện-cho biết: “Để đạt được kết quả cao trong công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người từng lầm lỡ hoạt động “Tin lành Đê ga” trên địa bàn huyện trở về sinh hoạt trong tôn giáo thuần túy được Nhà nước cho phép, trước hết phải khẳng định công tác đánh giá đúng tình hình của lực lượng Công an huyện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trên cơ sở đó, Giám đốc Công an tỉnh tập trung chỉ đạo các biện pháp công tác. Chúng tôi cũng đã tiến hành triệu tập cuộc họp gồm các ban, ngành và hệ thống chính trị của huyện để quán triệt, triển khai các nhiệm vụ công tác. Đồng thời, thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc thực hiện. Kết quả thực hiện được báo cáo theo từng tháng, từng quý và hàng năm. Trên cơ sở đó, tiến hành sơ kết, tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm, cách làm hay để nhân rộng; kịp thời biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác”.

Ông Rcom Xuân-Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện-cho hay: “Ngay khi có chỉ đạo của Huyện ủy và UBND huyện, chúng tôi đã tích cực vào cuộc, phân công cán bộ đảm nhận từng địa bàn, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xuống từng địa phương, từng gia đình để tuyên truyền, vận động. Nhờ kiên trì cùng sự tham gia đồng bộ của cả hệ thống chính trị đã mang lại kết quả cao, giúp bà con nhận rõ “Tin lành Đê ga” thực chất là một tổ chức phản động do các đối tượng FULRO lập nên để chống phá Đảng, Nhà nước ta. Đồng thời, từng bước tuyên truyền, vận động những gia đình lén lút hoạt động “Tin lành Đê ga” từ bỏ hành vi sai trái và giúp đỡ họ trở về sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận, sống hòa nhập với dân làng, chăm lo sản xuất, ổn định cuộc sống”.

Còn Thượng tá Mã Ngọc Lâm-Phó Trưởng Công an huyện thì thông tin: Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện, Công an huyện đã tập trung đánh giá tình hình địa bàn, rà soát các trường hợp từng tham gia hoạt động FULRO và những hộ gia đình đang hoạt động “Tin lành Đê ga”. Trên cơ sở đó, Công an huyện xây dựng kế hoạch tham mưu cho lãnh đạo các cấp sát với tình hình thực tế để chỉ đạo cả hệ thống chính trị của huyện vào cuộc thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động. Nhiều cách làm đồng bộ, hiệu quả được triển khai đã giúp những trường hợp lầm lỡ có sự tiến bộ rõ rệt. Khi nhận thức rõ hoạt động FULRO, “Tin lành Đê ga” là vi phạm pháp luật, họ đã từ bỏ; tích cực tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị trên địa bàn, làm cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Điểm sáng cần nhân rộng

Đầu tháng 7 vừa qua, huyện Phú Thiện tổ chức hội nghị sơ kết công tác vận động quần chúng và ra mắt mô hình “Trở về đức tin, giữ bình yên thôn, làng”. Trên cơ sở các kết quả đạt được trong triển khai thực hiện công tác vận động đối tượng trước đây từng theo FULRO, “Tin lành Đê ga” quay về sinh hoạt tôn giáo hợp pháp, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Phú Thiện chỉ đạo Công an huyện xây dựng mô hình “Trở về đức tin, giữ bình yên thôn, làng” để triển khai trên địa bàn toàn huyện.

Đánh giá về hiệu quả mô hình, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh-khẳng định: Bên cạnh sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sâu sát của lãnh đạo Công an tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện Phú Thiện thì sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh với Công an huyện Phú Thiện có ý nghĩa rất quan trọng. Trong đó, công tác tuyên truyền, vận động được triển khai một cách linh hoạt, phù hợp với từng địa bàn. Quá trình triển khai thực hiện được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, khoa học từ khâu tham mưu cho đến các giai đoạn; từ khâu khảo sát đến vận động… đảm bảo các yêu cầu nghiệp vụ, pháp luật và chính trị đặt ra.

Đội An ninh Công an huyện Phú Thiện giao ban đánh giá công tác truyên truyền vận động, giúp đỡ người lầm lỡ quay về sinh hoạt trong tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận. Ảnh: Hữu Trường

Đội An ninh Công an huyện Phú Thiện giao ban đánh giá công tác truyên truyền vận động, giúp đỡ người lầm lỡ quay về sinh hoạt trong tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận. Ảnh: Hữu Trường

Tham dự lễ ra mắt mô hình “Trở về đức tin, giữ bình yên thôn, làng”, Thiếu tướng Hầu Văn Lý-Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa (Bộ Công an) đánh giá cao mô hình này. Đồng thời, Thiếu tướng Hầu Văn Lý mong muốn mô hình sẽ được nhân rộng hơn nữa, nhất là ở các địa bàn trọng điểm. Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa đề nghị cấp ủy, chính quyền huyện Phú Thiện cần chú trọng công tác phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương để hệ thống chính trị cơ sở, người dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia, hưởng ứng các nội dung thực hiện mô hình.

Cũng theo Thiếu tướng Rah Lan Lâm, Công an và chính quyền các cấp của huyện Phú Thiện đã tích cực tranh thủ sự hỗ trợ đặc biệt quan trọng của các chức sắc, chức việc trong tôn giáo, người có uy tín, số người từng theo “Tin lành Đê ga” nhưng đã từ bỏ hoạt động, số trường hợp từng hoạt động FULRO có tư tưởng tiến bộ để tham gia công tác vận động đối tượng theo “Tin lành Đê ga” từ bỏ các hoạt động, chuyển sang sinh hoạt trong các tôn giáo hợp pháp. Bên cạnh đó, huyện định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm; tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và chính quyền các xã, thị trấn với Công an huyện trong công tác vận động, tuyên truyền.

Với truyền thống nhân ái, bao dung “đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại”, những người từng lầm lỡ tin theo các đối tượng FULRO lưu vong, tham gia hoạt động “Tin lành Đê ga” đã được chính quyền cùng các ban, ngành, đoàn thể của huyện Phú Thiện cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ. Họ đã thức tỉnh, từ bỏ con đường sai trái, tội lỗi để quay về sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận. Những hình thức quản lý, giáo dục sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng như giáo dục tập trung, gặp gỡ đối thoại trực tiếp, ký cam kết không tái phạm, hỗ trợ con giống, cây giống để phát triển kinh tế gia đình... đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Nhiều người ở Phú Thiện đã tự nguyện từ bỏ “Tin lành Đê ga” quay về sinh hoạt trong tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận. Ảnh: Hữu Trường

Nhiều người ở Phú Thiện đã tự nguyện từ bỏ “Tin lành Đê ga” quay về sinh hoạt trong tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận. Ảnh: Hữu Trường

Từ thực tiễn sinh động của công tác quản lý, cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ những người lầm lỡ tại cộng đồng dân cư ở huyện Phú Thiện cho thấy, đây là biện pháp mang tính nhân văn sâu sắc. Vì bên cạnh ràng buộc của pháp luật thì những người đã từng lầm lỡ còn chịu sự chi phối bởi dư luận, đạo đức xã hội và áp lực của gia đình, dòng họ. Song, trên cả là họ được sống trong tình bao dung, cảm thông của dân làng; có cơ hội để gột rửa lầm lỗi, xóa bỏ mặc cảm, hòa nhập với cộng đồng. Từ hiệu quả của công tác này ở huyện Phú Thiện, lực lượng Công an tỉnh tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhân rộng mô hình “Trở về đức tin, giữ bình yên thôn, làng” ở các làng, xã, tạo điều kiện cho những người lầm đường lạc lối trở về với đức tin, xây dựng gia đình, buôn làng ấm no, hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Mưu sinh trên những cánh rừng

Mưu sinh trên những cánh rừng

(GLO)- Việc trồng rừng đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Giai đoạn nào, công việc ấy, người lao động rong ruổi trên những cánh rừng, nhọc nhằn mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Ngôi làng ấy trải qua những năm tháng đau thương và hào hùng của chiến tranh, ngôi làng ấy cũng sinh ra người nữ anh hùng đặc biệt. Mấy mươi năm ngày đất nước thống nhất, làng anh hùng đã thay da đổi thịt, và người nữ anh hùng cũng đã bạc trắng mái đầu.

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

(GLO)- Phát huy truyền thống quê hương Anh hùng A Sanh, những năm qua, người dân làng Nú (xã Ia Khai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động trong lao động sản xuất, trở thành điểm sáng trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Ký ức tháng ba

Ký ức tháng ba

(GLO)- Một ngày mùa khô cuối tháng 3-1975, ông Ksor Doen lần đầu tiên trở về làng Tung (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) sau hơn 2 năm xa nhà. Quê nhà hiện ra sau cây hoa pơ lang còn sót lại vài bông cuối mùa khiến người lính đang ngây ngất trong niềm vui chiến thắng càng bồn chồn bước chân.