Đoạn tuyệt với FULRO, “Tin lành Đê ga” - Kỳ 1: Đứng lên sau lầm lỡ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã triển khai đồng bộ các mặt công tác nhằm giúp những người từng lầm lỡ tham gia hoạt động FULRO, “Tin lành Đê ga” nhận thấy hành vi sai trái để quay về sinh hoạt trong tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.

“Tin lành Đê ga” là sản phẩm quái dị do tổ chức phản động FULRO lưu vong tạo ra với thủ đoạn núp bóng tôn giáo để thực hiện âm mưu phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, đòi thành lập cái gọi là “Nhà nước Đê ga tự trị”. Thời gian qua, trên địa bàn huyện Phú Thiện, một số người do thiếu hiểu biết pháp luật bị các đối tượng FULRO lưu vong lôi kéo hoạt động nhóm họp “Tin lành Đê ga” núp bóng “tu tại gia”.

Rũ bỏ ảo vọng

Nhớ lại khoảng thời gian nghe lời các đối tượng FULRO lưu vong lôi kéo, xúi giục, tham gia nhóm họp “Tin lành Đê ga”, ông Nay Ku (buôn Plei Glung B, xã Ia Ake) vẫn còn hối hận. Được cán bộ Công an huyện và chính quyền địa phương nhiều lần tuyên truyền, ông nhận thấy việc làm của mình là sai trái và quyết tâm từ bỏ. Ông tự nguyện quay về sinh hoạt tại điểm nhóm Tin lành Việt Nam (miền Nam) buôn Plei Glung B. Gia đình ông cũng cố gắng làm ăn, sống hòa thuận với dân làng, chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước. Sau đó không lâu, ông được tín nhiệm bầu làm Trưởng điểm nhóm Tin lành Việt Nam (miền Nam) buôn Plei Glung B.

Cán bộ Công an huyện Phú Thiện và xã Ia Ake tiếp xúc tranh thủ ông Nay Ku để tuyên truyền, vận động người lầm lỡ trở về sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận. Ảnh: H.T

Cán bộ Công an huyện Phú Thiện và xã Ia Ake tiếp xúc tranh thủ ông Nay Ku để tuyên truyền, vận động người lầm lỡ trở về sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận. Ảnh: H.T

Ông Nay Ku tâm sự: “Khi nhận thấy cái sai, mình phải kịp thời sửa chữa. Không những vậy, mình phải có trách nhiệm tuyên truyền cho bà con trong buôn không làm việc sai trái. Khi chính quyền tổ chức các buổi tuyên truyền pháp luật, mình mạnh dạn lấy bản thân, gia đình mình để làm dẫn chứng cho mọi người dễ thấy, dễ hiểu, từ đó không mắc lừa kẻ xấu”. Bằng uy tín của bản thân cộng với cách nói chuyện thấu tình đạt lý, ông Nay Ku đã giúp bà con nâng cao nhận thức, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, trân trọng sự giúp đỡ của lực lượng Công an.

Chị Hiao HYang (buôn Plei Glung Mơ Lan, xã Ia Ake) cũng từng nghe lời lừa phỉnh của những đối tượng FULRO lưu vong nên tham gia nhóm họp “Tin lành Đê ga” dưới hình thức “tu tại gia”. Bị bà con xa lánh, tâm trạng 2 vợ chồng luôn nặng nề. Vợ chồng chị được cán bộ xã và ông Ksor Bắp-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn đến tuyên truyền, vận động từ bỏ “Tin lành Đê ga” để quay về sinh hoạt trong Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam). Chị HYang chia sẻ: “Mình trót nghe bọn xấu nên có lúc tham gia hoạt động “Tin lành Đê ga”. Sau này, được cán bộ thường xuyên vận động, giải thích, mình hiểu rằng theo “Tin lành Đê ga” là sai trái, vi phạm pháp luật nên quyết tâm từ bỏ. Giờ đây, gia đình mình đã quay về sinh hoạt trong điểm nhóm Tin lành Việt Nam (miền Nam). Sáng chủ nhật hàng tuần, gia đình sửa soạn đi sinh hoạt tôn giáo với bà con trong buôn, được nghe giảng đạo, ca hát, gửi tặng cho nhau những lời chúc tốt đẹp, mình cảm thấy lòng nhẹ nhàng, cuộc sống mang nhiều ý nghĩa”.

Ông Siu Un (buôn Glung Mơ Lan, xã Ia Ake) cũng là một trong những trường hợp đứng lên sau lầm lỡ. Năm 1999, vì nghe theo lời dụ dỗ của bọn FULRO lưu vong, Siu Un xúi giục đồng bào các thôn, buôn biểu tình gây rối an ninh trật tự; tuyên truyền về viễn cảnh hão huyền về cái gọi là “Nhà nước Đê ga tự trị”. Đồng thời, bịa đặt, dựng chuyện, đưa ra những thông tin sai trái, phản động nhằm chống phá chính quyền, đẩy cuộc sống nhiều người vào cảnh cơ cực. Siu Un sau đó đã phải trả giá bằng bản án 16 năm tù. Trong thời gian chấp hành án phạt tù, được cán bộ trại giam cảm hóa, giáo dục, Siu Un dần thức tỉnh, sớm ăn năn hối hận, quyết tâm cải tạo tốt và được tha tù trước thời hạn. Trở về địa phương, được cán bộ Công an huyện Phú Thiện kiên trì khuyên giải, ông đã cởi mở tấm lòng. Ông cũng được cấp ủy, chính quyền địa phương thường xuyên thăm hỏi, động viên và có những chính sách hỗ trợ gia đình phát triển kinh tế. Từ đó, ông càng hiểu rõ về cái bánh vẽ mà bọn phản động FULRO lưu vong đưa ra khiến gia đình mình và nhiều người khác vì lầm lỡ tin theo mà phải chịu cảnh khổ sở, vướng vòng lao lý.

Ông Siu Un chia sẻ: “Trở về địa phương, tôi được lực lượng Công an và chính quyền giúp đỡ nhiều lắm, từ thăm hỏi động viên tinh thần đến hỗ trợ con giống, cây giống, tạo điều kiện cho vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế. Vừa qua, khi bị ốm nặng, tôi được Công an, lãnh đạo thôn, xã đến thăm hỏi, hỗ trợ nhu yếu phẩm. Tôi cảm động lắm!”. Đến nay, kinh tế gia đình ông Siu Un đã khá giả. Trong các buổi phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, ông mạnh dạn phát biểu vạch trần những âm mưu, thủ đoạn của bọn phản động mà bản thân ông là minh chứng về những sai lầm khi nghe theo FULRO lưu vong. Ngày 26-3-2022, ông được Chi hội Tin lành truyền giáo Cơ đốc xã Ia Hiao (huyện Phú Thiện) tiếp nhận về sinh hoạt tại Chi hội Tin lành Sô Ma Hang. Cùng đợt này còn có 27 người từng hoạt động “Tin lành Đê ga” được ông Siu Un vận động quay về tham gia sinh hoạt trong tôn giáo thuần túy.

Những tấm lòng bao dung, vị tha

Luôn mở rộng vòng tay đón nhận những người lầm lỡ trở về với buôn làng và sẵn sàng giúp đỡ, động viên họ hoàn lương, hòa nhập với cộng đồng là việc làm thường xuyên của đội ngũ già làng, chức sắc tôn giáo trên địa bàn huyện Phú Thiện.

Ông Ksor Lý-chức sắc Chi hội Tin lành truyền giáo Cơ đốc xã Ia Hiao là một điển hình về tấm lòng bao dung, vị tha. Với vai trò là người uy tín, chức sắc tôn giáo, ông thường xuyên phối hợp với các tổ công tác của Công an huyện, Công an xã gặp gỡ, tuyên truyền cho bà con hiểu rằng Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến đời sống bà con như: đầu tư các công trình về điện, đường, trường, trạm; khám-chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí; có chính sách ưu đãi đối với con em đồng bào dân tộc thiểu số trong quá trình học tập, đào tạo nghề… Đối với những trường hợp từng theo “Tin lành Đê ga” nhưng nay đã từ bỏ, muốn quay về sinh hoạt tại các điểm nhóm Tin lành truyền giáo Cơ đốc trên địa bàn, ông luôn sẵn sàng tạo điều kiện với mong muốn mọi tín đồ đều phải chấp hành tốt pháp luật, sống “tốt đời, đẹp đạo”, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Công an huyện Phú Thiện tiếp xúc với ông Ksor Lý, chức sắc Chi hội Tin lành truyền giáo Cơ đốc, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện. Ảnh: Hữu Trường

Công an huyện Phú Thiện tiếp xúc với ông Ksor Lý, chức sắc Chi hội Tin lành truyền giáo Cơ đốc, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện. Ảnh: Hữu Trường

Thời gian qua, Công an huyện Phú Thiện phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và hệ thống chính trị ở cơ sở tranh thủ sự giúp đỡ của 11 chức sắc, chức việc trong tôn giáo và hơn 40 người có uy tín, già làng tham gia công tác vận động; phối hợp tổ chức nhiều buổi đón nhận các công dân từng lầm lỗi theo “Tin lành Đê ga” dưới hình thức “tu tại gia” quay về sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

Ông Ksor Lý chia sẻ: “Bản thân tôi từng tuyên truyền, vận động, giúp đỡ nhiều người lầm lỡ hoạt động “Tin lành Đê ga” quay về sinh hoạt trong Hội thánh Tin lành truyền giáo Cơ đốc, trong số đó có ông Siu Un. Những ngày đầu chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, ông Un sống khép mình. Tôi hiểu ông ấy có nỗi khổ tâm, ân hận với lỗi lầm đã gây ra. Tôi chủ động gặp gỡ, động viên tinh thần. Sau một thời gian, ông Un ngộ ra được mình phải đối diện với thực tế, phải đứng lên để làm lại cuộc đời. Khi ông Un mở lời muốn trở lại sinh hoạt trong Hội thánh Tin lành truyền giáo Cơ đốc, tôi mừng lắm. Giờ đây, những người từng lầm lỡ đã tháo gỡ được nút thắt mặc cảm, tự ti. Họ luôn chăm lo lao động sản xuất, cùng tham gia sinh hoạt tôn giáo với tinh thần cởi mở, phấn khởi, sống “tốt đời, đẹp đạo”.

Ông Ksor Lý cho biết thêm: Để tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt các quy định pháp luật của Nhà nước, ông thường xuyên trao đổi với những người có uy tín khác trong các buôn làng để thống nhất nội dung tuyên truyền như: giúp bà con hiểu được âm mưu của tổ chức phản động FULRO, “Tin lành Đê ga”, những luận điệu xuyên tạc của các đối tượng FULRO lưu vong. Khi phát hiện những vấn đề nổi lên ở trong làng như: xích mích, mâu thuẫn giữa các hộ dân, những trường hợp liên lạc với các đối tượng FULRO lưu vong… ông liền thông tin, phối hợp với Công an xã, trinh sát an ninh Công an huyện đến gặp gỡ, trao đổi và hòa giải, ngăn chặn kịp thời. Vì vậy, tình hình an ninh trật tự tại các thôn làng luôn được giữ vững.

Đại úy Lại Văn Đạt-cán bộ Đội An ninh (Công an huyện Phú Thiện) cho hay: “Là trinh sát có nhiều năm gắn bó với buôn làng, tôi nhận thấy việc tìm hiểu và có tiếng nói chung giữa Công an và các chức sắc tôn giáo, người uy tín có ý nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt, đối với những người từng lầm lỡ, nay quay về sinh hoạt trong tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận, các chức sắc răn dạy bằng kinh thánh để bà con giáo dân hiểu đạo lý trong cuộc sống và đức tin; còn chúng tôi đẩy mạnh tuyên truyền về pháp luật, qua đó giúp họ có cái nhìn bao quát, chân thực để sống tốt hơn. Từ đó, họ quyết tâm lao động sản xuất, sống “tốt đời, đẹp đạo”, luôn nêu cao cảnh giác, không tin, không nghe những thông tin xấu, độc do các đối tượng FULRO lưu vong và bọn phản động bịa đặt”.

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null