Đinh đuk, avơng: Nhạc cụ độc đáo của người Bahnar

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ tre nứa, người Bahnar ở huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chế tác thành nhạc cụ đinh đuk, avơng. Bao năm qua, các loại nhạc cụ này được người dân bảo tồn, gìn giữ, góp phần làm phong phú kho tàng nhạc cụ dân tộc.

Hai loại nhạc cụ này đều được làm từ loại ống nứa nhỏ. Nếu đinh đuk là sự kết hợp của từ 9 đến 15 ống nứa có độ dài ngắn khác nhau thì avơng được chế tác bởi 1 ống nứa, trông tựa cây sáo trúc. Về sử dụng, đinh đuk cả nam và nữ đều có thể dùng, còn avơng chỉ dành cho nam giới.

Nhạc cụ truyền thống độc đáo

Đam mê nhạc cụ truyền thống từ nhỏ, khi thấy ai đó chế tác, ông Đinh Văn Uơng (SN 1957, làng Tnùng 1, xã Ya Ma) thường say sưa ngồi xem rồi học hỏi, sau đó thì mày mò tìm cách chơi, chế tác. Năm 18 tuổi, ông đã có thể chơi và biết chế tác đàn goong, t'rưng, sáo và đinh đuk. Những lúc rảnh rỗi, ông vào rừng tìm tre nứa để dành chế tác nhạc cụ truyền thống.

Theo ông Uơng, nguyên liệu chính để chế tác đinh đuk là loại nứa nhỏ có đường kính 1,5-2 cm; tốt nhất là nứa không quá già hoặc quá non có vỏ xanh bóng. Khai thác nứa vào mùa khô, khi đó cây rút hết nước, thân cứng cáp, sau này ít bị mối mọt. Nên bảo quản ở nơi mát, thoáng gió để nứa khô dần, không bị cong nứt ảnh hưởng đến âm thanh.

Ông Đinh Văn Uơng thổi đinh đuk cho con cháu nghe. Ảnh: N.M

Ông Đinh Văn Uơng thổi đinh đuk cho con cháu nghe. Ảnh: N.M

Nói về cấu tạo của đinh đuk, ông Uơng cho biết: Tùy theo người chế tác mà đinh đuk kết cấu từ 9 đến 15 ống nứa có độ dài ngắn khác nhau; ống ngắn phát ra âm thanh bổng, ống dài là những nốt trầm. Khi chế tác, ống nứa chính giữa giữ nguyên 2 bên đầu tròn có chiều dài 50 cm, các ống còn lại 1 đầu tròn, đầu còn lại cắt vát một phần dài 25-30 cm. Các ống nứa ghép lại với nhau theo nguyên tắc cặp đối xứng có cùng độ dài, đường kính và được cột chặt bởi sợi dây mây mỏng. Khi thổi đinh đuk thì 2 tay ôm vào thân nhạc cụ, miệng thổi vào từng ống. “Ống thổi đinh đuk thường được con trai, con gái sử dụng trong các buổi hẹn hò, giao lưu bạn bè. Ngày xưa, nhờ ống thổi đinh đuk mà tôi và bà xã nên duyên chồng vợ”-ông Uơng thủ thỉ.

Nếu như đinh đuk có âm thanh nhẹ nhàng, khoan thai thì avơng lại có âm thanh vang vọng tựa tiếng chàng trai mạnh mẽ, uy lực và chỉ có nam giới sử dụng trong lễ hội hay khi đi làm nương rẫy. Avơng còn có khả năng hòa tấu với các nhạc cụ truyền thống khác.

Nhờ bàn tay tài hoa và đôi tai cảm âm tốt, ông Đinh Đel (SN 1956, làng Măng, xã Ya Ma) là một trong số ít người biết chế tác ống thổi avơng. Ông Đel cho hay: Avơng nhìn tựa cây sáo có chiều dài chừng 40 cm, trên thân có 4 lỗ. Trong đó, 3 lỗ nằm gần nhau để khi thổi đặt các ngón tay điều chỉnh âm thanh, lỗ còn lại nằm riêng biệt ở đầu ống đối diện. “Trong tất cả các công đoạn, phần tạo lưỡi gà là khó nhất, đòi hỏi người làm kiên trì, tỉ mẩn, cắt tỉa từng chút chính xác từng milimet mới cho ra âm thanh như mong muốn. Chính vì độ khó của công đoạn này mà avơng ít người chế tác”-ông Đel trải lòng.

Ông Đinh Văn Poi-công chức Văn hóa-Xã hội xã Ya Ma-cho biết: “Trên địa bàn xã còn 2 người biết chế tác, sử dụng đinh đuk và 1 người biết chế tác avơng. Dẫu cuộc sống có nhiều đổi thay nhưng bằng niềm đam mê, nhiệt huyết và hơn cả là nỗi niềm đau đáu giữ gìn bản sắc văn hóa, những người già vẫn cố gắng duy trì chế tác, trình diễn nhạc cụ và truyền dạy cho thế hệ con cháu”.

Nỗ lực bảo tồn

Ngắm sản phẩm vừa hoàn thành, ông Đel bảo, giới trẻ ngày nay ít mặn mà, chú tâm đến nhạc cụ truyền thống. Nhưng ông sẽ cố gắng khuyên nhủ và sẵn sàng truyền lại cho con cháu những gì mình biết. “Mỗi khi chế tác nhạc cụ, tôi đều cố tình nhờ vả mấy đứa cháu lấy giúp ống nứa, cọng mây, rồi nói chúng ngồi đó, cần gì sai tiếp. Mình cặm cụi chế tác sẽ khơi gợi tính tò mò nơi trẻ, dần dần, chúng học hỏi rồi làm theo; giống như tôi hồi nhỏ”-ông Đel chia sẻ.

Ông Đinh Đel giới thiệu về chiếc ống thổi avơng. Ảnh: N.M

Ông Đinh Đel giới thiệu về chiếc ống thổi avơng. Ảnh: N.M

Nhờ tiếp xúc sớm và được cha hướng dẫn, anh Đinh Văn Khim-con ông Uơng đã biết sử dụng thành thạo và chế tác đinh đuk. “Không chỉ hướng dẫn cách chơi nhạc cụ, cha tôi còn chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật chế tác. Dù bận rộn việc nương rẫy nhưng tôi vẫn cố gắng dành thời gian theo học. Tôi rất tự hào về vốn quý văn hóa độc đáo và các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình”-anh Khim bày tỏ.

Ông Đinh Văn Súy-Phó Chủ tịch UBND huyện Kông Chro: “Thời gian tới, UBND huyện chỉ đạo ngành Văn hóa tích cực phối hợp với các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người lớn tuổi chỉ dạy cho lớp trẻ để duy trì việc chế tác và trình diễn các loại nhạc cụ dân tộc; nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn, gìn giữ nhạc cụ truyền thống. Đồng thời, chú trọng đưa chúng vào sử dụng trong các lễ hội, giao lưu văn hóa-văn nghệ nhằm gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào địa phương”.

Nghệ nhân Đinh Keo (tổ dân phố Plei Pyang, thị trấn Kông Chro) không những biết chế tác, sử dụng thành thạo nhiều nhạc cụ truyền thống mà còn am hiểu phong tục tập quán của người Bahnar ở Kông Chro. Ông cho hay: Ngày xưa, đinh đuk, avơng có mặt ở mọi nơi, theo bước chân các chàng trai, cô gái lên nương rẫy, trong ngày hội làng. “Vì sợ lãng quên, thỉnh thoảng, tôi cùng với một số người già trong tổ dân phố tập trung tại nhà rông đan gùi, chế tác nhạc cụ truyền thống và hướng dẫn thanh-thiếu niên có nhu cầu học hỏi chế tác và trình diễn đinh đuk, avơng nói riêng, các nhạc cụ truyền thống nói chung”-ông Keo kể.

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Kông Chro hiện có 7 thôn, làng, tổ dân phố có người biết chế tác, sử dụng ống thổi đinh đuk và avơng. Trong đó 9 người biết chế tác, sử dụng ống thổi đinh đuk và 2 người biết chế tác, sử dụng ống thổi avơng.

Trò chuyện cùng P.V, Phó Chủ tịch UBND huyện Đinh Văn Súy khẳng định: Ống thổi đinh đuk và avơng là nhạc cụ độc đáo của người Bahnar. Ống thổi tuy đơn giản, mộc mạc nhưng có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần, cổ vũ người dân chăm lo lao động sản xuất, góp phần làm phong phú và đa dạng bản sắc văn hóa của người Bahnar.

Có thể bạn quan tâm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

(GLO)- Những chuyện kể về tháng ngày dân làng đoàn kết một lòng chống giặc, chuyện mùa gặt trên nương rẫy hay ngày làng có lễ hội… đều được nghệ nhân Rơ Châm Monh (làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tạo thành hoa văn trên thổ cẩm.
Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

(GLO)- Không chỉ giúp hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển, quy hoạch tỉnh còn được xem như một chỉ dẫn quan trọng để định vị những giá trị, cơ hội cũng như xác định những thách thức trong tương lai.
Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

(GLO)- Nhờ bám sát chủ trương, nhiệm vụ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao cùng sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể lãnh đạo và người lao động, Công ty Phát triển thủy điện Sê San đã đạt và vượt các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, đảm bảo duy trì sản xuất điện an toàn, liên tục.

Người thầy giữa đại ngàn

Người thầy giữa đại ngàn

(GLO)- Hè năm 2004, bản thảo tiểu thuyết “Màu rừng ruộng” của tôi đang giữa chừng thì tắc mạch. Sau chuyến đi Buôn Đôn, tôi đã được dũng sĩ săn voi Ama Kông “vẽ đường” cho nhân vật Y Than.

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

(GLO)- Trong định hướng phát triển, Gia Lai xác định năng lượng tái tạo là một trong những trụ cột của ngành công nghiệp. Với định hướng đó, tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng xanh.
Bác sĩ về làng

Bác sĩ về làng

(GLO)- “Ơi bà con, ngày mai có đoàn bác sĩ của tỉnh xuống thăm khám sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em trong làng. Bà con đến Nhà văn hóa cộng đồng để được thăm khám nhé”-chị Hrac-cán bộ y tế làng Amil (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) trực tiếp đến từng nhà thông báo.
“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

(GLO)- Năm 2023, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện cùng sự nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân, huyện Ia Grai đã đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đề ra.

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

(GLO)- Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Chư Păh đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương có sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024 và giai đoạn 2021-2025.

Nối dài những đường tơ

Nối dài những đường tơ

(GLO)- Kết nối những giá trị vượt thời gian của thổ cẩm Tây Nguyên vào thời trang, nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh đã khiến thổ cẩm thăng hoa trên các sàn diễn trong nước và quốc tế hàng thập kỷ qua.
Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

(GLO)- Gia Lai phấn đấu đến năm 2045 sẽ trở thành “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”; trở thành điểm đến xanh, giàu bản sắc vì mục tiêu sức khỏe con người; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn trên cao nguyên Pleiku, Kon Hà Nừng.
Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

(GLO)- Năm 2023, huyện Chư Prông đã hoàn thành và vượt 21/21 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để huyện đặt ra những mục tiêu phấn đấu trong năm 2024, góp phần hoàn thành mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025.

Rừng-biển kết nối

Rừng-biển kết nối

(GLO)- Truyền thuyết kể rằng, khi Lạc Long Quân trở về biển, nhớ chồng, nàng Âu Cơ thường đứng trên núi cao hướng về Biển Đông gọi tên cha của các con.
Dạo rừng ngày xuân

Dạo rừng ngày xuân

(GLO)- 

Một chuyến về với rừng già trong dịp xuân này có lẽ sẽ là gợi ý hay dành cho những ai muốn tìm kiếm sự yên tĩnh gần như tuyệt đối từ khung cảnh xung quanh.

Đọc thơ trên đất Mỹ

Đọc thơ trên đất Mỹ

(GLO)- Năm 2000, tôi, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cùng nhà văn Tô Đức Chiêu được mời sang Mỹ giao lưu với các bạn cựu chiến binh tại Trung tâm William Joiner (Đại học Massachusetts, Boston).