Chàng 'Tarzan Tây nguyên' thành thạo hơn 10 loại nhạc cụ nặng lòng với văn hóa dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Rcombus (21 tuổi) học nhạc cụ dân tộc từ năm lên 10. Anh gắn bó với đoàn văn nghệ tỉnh Gia Lai, dạy hát cho trẻ em trong làng, nặng lòng với việc gìn giữ văn hóa.

Rcombus lúc thì mang khố thổ cẩm đu dây trong rừng, lội suối bắt cá. Khi khác lại thấy anh cầm trống H'gor biểu diễn quanh đống lửa bập bùng ở quảng trường ngay trung tâm thành phố. Sở hữu mái tóc dài, da ngăm đen rắn rỏi, chàng trai người dân tộc Gia Rai được bạn bè, người dân địa phương đặt biệt danh "Tarzan Tây nguyên".

Với mái tóc dài, làn da rám nắng, chàng trai người Gia Rai có biệt danh "Tarzan Tây nguyên". Ảnh: NVCC

Với mái tóc dài, làn da rám nắng, chàng trai người Gia Rai có biệt danh "Tarzan Tây nguyên". Ảnh: NVCC

Yêu văn hóa dân tộc

Chàng trai Rcombus (21 tuổi ở TP.Pleiku, Gia Lai) có tên thường gọi là Bus. Anh là con út trong gia đình có 4 anh em. Gia đình không có ai theo nghệ thuật.

Bus có được cái duyên gắn bó với đoàn văn nghệ tỉnh 10 năm trước. Khi đó, trong lần tham gia diễn văn nghệ ở nhà thờ, Bus được một người thầy để ý vì biểu diễn rất có thần thái. Thầy ngỏ lời sẽ dạy cho Bus chơi những loại nhạc cụ dân tộc, cậu bé lúc đó chưa biết mình sẽ học gì, nhưng hào hứng nhận lời ngay.

Kể từ đó, Bus theo thầy học nhạc. Bus cũng được thầy cho tham gia vào đội văn nghệ, đi biểu diễn, tham dự những buổi giao lưu văn hóa nghệ thuật dân tộc trong và ngoài tỉnh.

10 năm rèn luyện với thầy và học hỏi thêm từ đàn anh, Bus chơi thành thạo hơn 10 loại nhạc cụ. Trong đó có những nhạc cụ dân tộc đặc trưng như đàn T'rưng, trống H'gor, cồng chiêng Tây nguyên…

Bus thường mặc trang phục truyền thống, vào rừng để biểu diễn một số nhạc cụ dân tộc, quay clip chia sẻ lên mạng xã hội. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bus thường mặc trang phục truyền thống, vào rừng để biểu diễn một số nhạc cụ dân tộc, quay clip chia sẻ lên mạng xã hội. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chàng trai trẻ cũng chơi được guitar, trống cajon nhưng vẫn thích những nhạc cụ dân tộc nhất. "Nhờ đi theo thầy, tình yêu nghệ thuật và những bản sắc văn hóa dân tộc ngấm vào máu mình lúc nào không hay", Bus chia sẻ.

Đăng tải nhiều clip chơi đàn T'rưng, hay thổi chiếc tù làm bằng sừng trâu bên ngọn thác… anh nhận được nhiều lời động viên từ dân mạng.

Tối thứ 7 hằng tuần, Rcombus cùng nhóm thanh thiếu niên trong làng tập trung ở quảng trường Đại Đoàn Kết (TP.Pleiku, Gia Lai) biểu diễn cồng chiêng. Đây là chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức, nhằm quảng bá, lưu giữ nét văn hóa vùng đất Tây nguyên.

Chàng trai với mái tóc dài quá lưng, diện dân tộc truyền thống là áo và khố thổ cẩm đánh trống H'gor đi vòng quanh đống lửa bập bùng thu hút ánh nhìn của người dân và du khách.

Bus chơi trống H'gor ở quảng trường Đại Đoàn Kết, TP.Pleiku. Ảnh: Thảo Quyên

Bus chơi trống H'gor ở quảng trường Đại Đoàn Kết, TP.Pleiku. Ảnh: Thảo Quyên

Giữa tháng 7 vừa qua, đoàn biểu diễn của Bus cũng đại diện tỉnh Gia Lai biểu diễn tiết mục cồng chiêng tại Tuy Hòa, Phú Yên trong chương trình Quảng bá kết nối du lịch các thành phố Tây nguyên - Tuy Hòa năm 2023.

Chàng "Tarzan Tây nguyên" cùng những thành viên trẻ trong đoàn say sưa ca hát những bài dân ca truyền thống của dân tộc Gia Rai.

Không chỉ chơi giỏi nhạc cụ dân tộc, Bus còn sở hữu một giọng hát nội lực, mang hơi thở của người con núi rừng. Nhờ mạng xã hội, hình ảnh về một chàng trai người Tây nguyên hoang dã được lan tỏa. Bus cảm thấy vui vì những nét bản sắc văn hóa dân tộc mình được nhiều người biết đến và tiếp cận một cách dễ dàng hơn.

Trách nhiệm của người trẻ

Trong khi nhiều người lo sợ cuộc sống hiện đại sẽ làm phai nhạt dần những nét văn hóa độc đáo xa xưa thì Bus không nghĩ vậy. Trong khả năng của mình, chàng trai 10X hằng ngày vẫn đang tích cực tham gia nhiều hoạt động gìn giữ văn hóa nghệ thuật ở địa phương. Những ngày này, Bus cũng đang bận rộn tập luyện để mang cồng chiêng Tây nguyên, âm thanh của nhiều loại nhạc cụ dân tộc sang Hàn Quốc tham gia một festival âm nhạc thế giới sắp diễn ra.

Được học nhạc cụ dân tộc từ nhỏ, tham gia nhiều hoạt động gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, Bus cảm thấy đó là một điều may mắn nhất trong đời mình. Những năm gần đây, ngoài đi biểu diễn, Bus xem việc dạy lại những đứa trẻ trong làng các tiết mục văn nghệ, chơi nhạc cụ là trách nhiệm của bản thân.

Nhìn những đứa trẻ nhỏ xíu khoác lên bộ trang phục truyền thống, hát những bài dân ca của người Gia Rai, Bus cảm thấy tự hào, phấn khởi vì được truyền lại hết tất cả những gì đã được học cho các em nhỏ. Đặc biệt, với Bus, đó như là một cách trả ơn với người thầy đã dạy dỗ mình từ bé.

Thầy của anh, ông Siuthum cũng đồng tình với suy nghĩ của cậu học trò. Ông chia sẻ, việc gieo mầm tình yêu âm nhạc, nhạc cụ dân tộc cho các em từ nhỏ mà giờ đây, nhóm của thầy đã có hơn 20 thành viên là những bạn trẻ như Bus. Hằng năm, các em thường đại diện tỉnh Gia Lai tham gia nhiều cuộc thi, buổi giao lưu văn hóa giữa các dân tộc.

"Hôm 5.8, Đoàn Nghệ thuật quần chúng Gia Lai có Bus là thành viên chính đã mang về 2 HVC và 2 HCB tại hội diễn Đàn, hát dân ca 3 miền năm 2023 ở Nghệ An", ông Siuthum chia sẻ.

Tình yêu văn hóa, yêu những nét riêng của dân tộc phải được "gieo hạt" từ sớm. Những đứa trẻ được tham gia những buổi sinh hoạt cộng đồng, những người cha mẹ kể lại cho con mình nghe về ông cha để lưu giữ nét đẹp truyền thống.

"Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc không quá khó khăn và xa vời khi tình yêu đã ngấm vào tâm hồn của những đứa trẻ và theo các em lớn lên", Bus chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Đoàn xã Chư Răng khánh thành và bàn giao công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê", chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Tuổi trẻ Ia Pa chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đoàn viên, thanh niên huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực, triển khai nhiều công trình, phần việc, chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Từng chỉ nói tiếng Anh bập bẹ khi sang Mỹ, nhưng Lê Nguyễn Nhật Hạ đã có sự thay đổi ngoạn mục. Cô bạn tốt nghiệp thủ khoa Trường THPT North Dallas ở bang Texas và hiện tại đang là tân sinh viên ĐH Harvard (Mỹ).

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Phạm Ngọc Trúc Linh (18 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã thành công chinh phục học bổng toàn phần trị giá 360.000 AUD (tương đương 6 tỉ đồng) từ Trường ĐH Monash (Úc). Được biết, Linh là một trong số ít ứng viên nhận được suất học bổng của trường đại học này dành cho thí sinh quốc tế.

Lắng nghe trẻ em nói

Lắng nghe trẻ em nói

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2 - năm 2024 là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với thiếu nhi VN; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Nguyễn Hữu Hưng, sinh viên Khoa Văn học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, là thủ khoa tốt nghiệp đại học toàn trường với điểm trung bình tích lũy toàn khóa 9.2/10. Trước đó, nam sinh này cũng là thủ khoa toàn quốc khối C00 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Chắp cánh “tài năng nhí”

Chắp cánh “tài năng nhí”

(GLO)- Chung kết tìm kiếm tài năng nhí năm 2024 diễn ra tối 31-8 tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tìm ra những gương mặt có triển vọng trong lĩnh vực nghệ thuật. Khởi đi từ sân chơi này “đánh thức” tài năng bên trong mỗi đứa trẻ, ươm mầm và chắp cánh cho ước mơ của các con được bay xa hơn.