Điều chưa biết về 2 nhà khoa học nữ nhận giải thưởng Kovalevskaia 2017

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Giải thưởng Kovalevskaia năm 2017 thuộc về 2 nhà nữ khoa học có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học.
PGS. TS. BS Trần Vân Khánh (trái) và PGS.TS. Đinh Thị Bích Lân (phải) là 2 nhà khoa học nữ giành giải thưởng Kovalevskaia năm 2017
PGS. TS. BS Trần Vân Khánh (trái) và PGS.TS. Đinh Thị Bích Lân (phải) là 2 nhà khoa học nữ giành giải thưởng Kovalevskaia năm 2017
Hai nhà khoa học nữ giành giải thưởng Kovalevskia năm 2017 là PGS.TS Đinh Thị Bích Lân, giảng viên cao cấp, Viện Công nghệ sinh học (Đại học Huế) và PGS.TS.BS Trần Vân Khánh, Trưởng bộ môn Bệnh học phân tử, khoa Kỹ thuật Y học, Phó giám đốc trung tâm nghiên cứu Gen-Protein (Đại học Y Hà Nội).
PGS.TS. Đinh Thị Bích Lân (58 tuổi), là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu tạo ra những sản phẩm công nghệ có tính ứng dụng cao, như các loại kháng nguyên tái tổ hợp, các loại KIT chẩn đoán nhanh (que nhúng), vaccine tái tổ hợp, chế phẩm sinh học chứa kháng thể lòng đỏ trứng gà hay các tổ hợp lợn lai. Bà từng đạt các giải thưởng về khoa học công nghệ ở tỉnh Thừa Thiên - Huế trong nhiều năm liền.
Trong 28 năm công tác tại Đại học Huế, mặc dù đảm nhận công tác quản lý ở nhiều vị trí công tác khác nhau nhưng PGS.TS. Đinh Thị Bích Lân vẫn hoàn thành tốt công tác giảng dạy, đào tạo tại trường Đại học Nông Lâm Huế.
Ngoài ra, bà còn tham gia đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho nhiều đồng nghiệp trẻ trong khoa Chăn nuôi Thú y và Viện Công nghệ Sinh học. Qua đó góp phần xây dựng bộ môn, khoa, trường và Viện. Đồng thời, bà còn là chủ biên 2 giáo trình Miễn dịch học Thú y và Sinh lý bệnh Thú y – hiện đang được sử dụng làm tài liệu giảng dạy trong các trường đại học có chuyên ngành Thú y.
Ngoài công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, PGS.TS. Đinh Thị Bích Lân còn tích cực tham gia vào công tác công đoàn và các hoạt động xã hội.
Nhà khoa học chuyên nghiên cứu về bệnh liên quan đến gene
Người được nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 2017 khác là PGS.TS.BS Trần Vân Khánh (sinh năm 1973), là nhà khoa học chuyên nghiên cứu về các bệnh liên quan đến gen.
Trong đó, thành tựu đáng chú ý là công trình chẩn đoán trước sinh một số bệnh lý di truyền và người mang gen. Đến nay, TS Trần Vân Khánh đã chẩn đoán bằng kỹ thuật gen cho hơn 1.000 bệnh nhân và các thành viên gia đình, phát hiện được người lành mang gen bệnh. 
Với kết quả đạt được, bản đồ đột biến gen của một số bệnh lý trên bệnh nhân Việt Nam đã bước đầu được công bố. Việc chẩn đoán sàng lọc sớm sẽ đảm bảo hầu hết các trẻ sinh ra không mắc các bệnh lý di truyền với chi phí chỉ bằng 1/2-1/3 so với chi phí thực hiện ở nước ngoài.
Đặc biệt, PGS.TS Trần Vân Khánh đã có nhiều nghiên cứu và thành công bước đầu trong việc điều trị bệnh lý ung thư, áp dụng tốt trong việc điều trị tại Bệnh viện K Trung ương, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu.
Trong 10 năm trở lại đây, PGS Trần Vân Khánh đã chủ trì và tham gia thực hiện được 29 đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ, công bố 170 bài báo khoa học trong và ngoài nước trong đó 21 bài báo đăng trên tạp chí khoa học quốc tế; 149 bài được công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín trong nước.
PGS.TS Trần Vân Khánh đã hướng dẫn 15 nghiên cứu sinh, trong đó đã hướng dẫn thành công 9 Tiến sỹ (hướng dẫn chính 6 và hướng dẫn phụ 3) và hiện đang hướng dẫn 6 luận án Tiến sĩ (hướng dẫn chính 5 và hướng dẫn phụ 1), hướng dẫn 10 Thạc sỹ và trên 20 Khóa luận tốt nghiệp.
Giải thưởng Kovalevskaia là giải thưởng danh giá được trao cho các nhà khoa học nữ Việt Nam từ năm 1985. Sau hơn 30 năm triển khai, giải thưởng đã được trao cho 17 tập thể và 48 cá nhân có thành tích khoa học nổi bật trong các lĩnh vực toán học, hóa học, sinh học, y tế, nông nghiệp…
Bích Lan (VOV)

Có thể bạn quan tâm

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

(GLO)- Cô gái Lê Ánh Thùy Trang (20 tuổi, thôn Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từ bỏ giảng đường cao đẳng để về quê khởi nghiệp với sản phẩm tinh dầu bơ thuần thiên nhiên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 12-11, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Chư Pưh tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” cho học sinh huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai).

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.