Điệp khúc lạc điệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2010, UBND tỉnh có Quyết định số 681/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch trồng trọt gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Nhưng hiện nay nông dân chuyển đổi cây trồng một cách ồ ạt làm vỡ cơ cấu quy hoạch của một số loại cây trồng như: mì, cao su, hồ tiêu, cây điều, cây bông vải, khiến hoạt động sản xuất nông nghiệp vốn đang thiếu bền vững lại càng bấp bênh hơn.

Khi quy hoạch trồng trọt bị phá vỡ sẽ nảy sinh hàng loạt quan ngại, trước hết là vấn đề cung-cầu. Một khi cung vượt cầu, điều tất yếu xảy ra là giá giảm xuống, nông sản không có đầu ra, sản xuất trở nên bấp bênh, kém hiệu quả, chất lượng sản phẩm cũng sẽ khó cạnh tranh với nông sản cùng loại của các nước trên thế giới. Thêm một vấn đề đáng quan tâm nữa là canh tác xô bồ, thiếu đầu tư chiều sâu khiến tài nguyên đất bị khai thác kiệt quệ, nhanh suy thoái, bạc màu…
 

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Đến hiện nay, việc quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến theo Quyết định 681 của UBND tỉnh là chi tiết cụ thể nhất cho từng loại cây của tỉnh như: mì, mía, cao su, cà phê, hồ tiêu, cây bông vải, thuốc lá, cây điều, chè và đậu đỗ các loại.

Theo quy hoạch, đến năm 2015 tổng diện tích các loại cây nguyên liệu là 330.200 ha, tăng 18,1% so với năm 2010, bao gồm: cây mía 25.000 ha, cây mì 50.000 ha, cây thuốc lá 5.000 ha, cây bông 3.500 ha, cây hồ tiêu 6.000 ha, cây điều 25.000 ha, cây cà phê 76.400 ha, cây cao su 122.500 ha, cây chè 1.200 ha, cây đậu đỗ các loại 12.000 ha.

Đến năm 2020, tổng diện tích các loại cây nguyên liệu là 344.582 ha tăng 4,5% so với năm 2015, bao gồm cây mía 25.000 ha, cây mì 50.000 ha, cây thuốc lá 5.000 ha, cây bông 5.000 ha, cây hồ tiêu 6.000 ha, cây điều 27.000 ha, cây cà phê 80.000 ha, cây cao su 130.082 ha, cây chè 1.500 ha, cây đậu  đỗ các loại 15.000 ha.


Quy hoạch đã có, song thực tế hiện nay nông dân chạy theo hướng tự phát nên tính rủi ro rất cao. Theo quy luật cung cầu, người dân chạy theo thị trường là đúng vì họ cảm thấy có lợi, nhưng kiểu sản xuất manh mún không theo quy hoạch tiềm ẩn những rủi ro không thể lường trước.

Thời gian gần đây, nông dân đổ xô mua đất để trồng hồ tiêu diễn ra rất phổ biến và trên phạm vi rộng. Không còn đất sản xuất, nhiều hộ dân ở “thủ phủ” hồ tiêu Chư Pưh, Chư Sê tìm đến huyện Mang Yang, Đak Đoa mua đất để trồng hồ tiêu.

Ông Huỳnh Thế Khiển, thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh cho biết: Đất đai ở Mang Yang, Đak Đoa còn khá nhiều, sâu bệnh chưa xuất hiện, tình trạng tiêu chết ở vùng này rất thấp nên chúng tôi sang đây mua đất trồng tiêu. Tình trạng phát triển loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao này đã phá vỡ quy hoạch cơ cấu cây trồng ở các địa phương cũng như của tỉnh.

Thống kê chưa đầy đủ của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, hiện toàn tỉnh có khoảng 11.000 ha hồ tiêu, vươn lên dẫn đầu cả khu vực Tây Nguyên về diện tích; trong khi đó quy hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh phấn đấu đạt 9.000 ha hồ tiêu kinh doanh.


Theo quy hoạch, toàn tỉnh trồng khoảng 50 ngàn ha mì nhưng thực tế hiện nay đã nhảy lên khoảng 52 ngàn ha. Với việc tăng đột biến diện tích cây mì đã kéo theo nhiều hệ lụy như: đất đai bị bạc màu, khô cằn, khó cải tạo. Diện tích mì tăng nhanh cũng do tập quán canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số chỉ quen sản xuất cây bắp, cây mì vì ít tốn công chăm sóc, đầu tư thấp.


Không thể phủ nhận, việc đưa cây mì vào trồng đã tận dụng được nhiều diện tích đất không trồng được các loại cây khác do bạc màu và thiếu nước, giúp nông dân tăng thu nhập, nhất là người dân miền núi. Thế nhưng tác hại của việc phát triển diện tích trồng mì thì ai cũng nhìn thấy, đó là diện tích cây mì ngày càng lớn thì diện tích cho cây trồng khác bị thu hẹp lại, rừng và đất rừng cũng bị mất đi; nguy cơ sa mạc hóa, mất cân bằng sinh thái sẽ xảy ra trong những năm tới trên những diện tích trồng mì là khó tránh khỏi.
 

Quy hoạch vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến từ nguyên liệu mì đến năm 2015 là 50.000 ha, sản lượng 1.022.000 tấn và phát triển diện tích này ổn định đến năm 2020, đáp ứng đủ nguyên liệu cho 4 nhà máy là: Nhà máy Chế biến tinh bột sắn An Khê, công suất 110 tấn/ngày; Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Mang Yang công suất 80 tấn/ngày; Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Chư Prông 70 tấn/ngày; Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Krông Pa, công suất 220 tấn/ngày. Ngoài ra, sản lượng mì còn thừa có thể cung cấp nguyên liệu cho nhà máy sản xuất ethanol nhiên liệu của Công ty cổ phần Thảo Nguyên tại huyện Đak Đoa.

Tình trạng nông dân tự phát tăng diện tích một số loại cây trồng là điều rất đáng lo ngại. Mặc dù đã có khuyến cáo, vận động nhưng tư duy của nông dân khó thay đổi, vì họ làm theo tập quán và chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt.

Nhiều chuyên gia cho rằng, điệp khúc “được mùa-mất giá”, “trồng-chặt” đã lặp lại rất nhiều năm nhưng dường như vẫn chưa có một giải pháp cụ thể nào cải thiện được tình hình.

Điều này cũng cho thấy, phát triển nông nghiệp chưa gắn với nhu cầu của thị trường, sản lượng không ổn định, giá cả bấp bênh... gây ra những khó khăn không chỉ cho người dân mà còn cho cả nền kinh tế.


Vấn đề cấp bách hiện nay để tránh tình trạng phá vỡ quy hoạch là mỗi địa phương giám sát, tuyên truyền, vận động người dân giữ nguyên hiện trạng diện tích các loại cây trồng nói trên và đầu tư để tăng năng suất chất lượng sản phẩm. Đồng thời, muốn có quy hoạch đúng, cơ quan quản lý cần xác định lại những nông sản chủ lực xuất khẩu; nghiên cứu, phân tích, dự báo thị trường tiêu thụ cụ thể như sản lượng bao nhiêu là đủ, chất lượng như thế nào, thậm chí giá cả ra sao theo từng giai đoạn.

Với diện tích còn lại, phải định hướng cho người dân trồng cây gì cho phù hợp. Đặc biệt, cần thiết lập chuỗi liên kết, cung ứng từ sản xuất- chế biến-thị trường ổn định.

Ông Lê Văn Lịnh-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: Để giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, thời gian qua lãnh đạo tỉnh cũng đã mở rộng và tìm thị trường mới bên cạnh các thị trường truyền thống. Đồng thời bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, đã đầu tư giúp cho nhân dân phát triển sản xuất theo chiều sâu từ sản xuất, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, ứng dụng khoa học kỹ thuật, bình ổn giá... Có như vậy, quy hoạch cây trồng không phá vỡ, sản xuất nông nghiệp ổn định và phát triển đúng hướng.

Anh Khoa

Có thể bạn quan tâm

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm