Đi về miền Dao: Khám phá điệu múa rùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
'Điệu múa rùa của người Dao ở Lào Cai còn giữ được nguyên bản và nhiều động tác nhất (45) so với các bài múa tôi được tiếp cận còn lưu lại trong các cộng đồng Dao trên thế giới'.

Nhận định của cô Khưu Dĩnh, nhà nghiên cứu vũ đạo người Dao đến từ Hồ Nam (Trung Quốc), khi được diện kiến điệu múa rùa trong lễ Tẩu Sai của người Dao ở Lào Cai.

Tẩu Sai (cấp sắc 12 đèn) của người Dao, bao gồm nhiều lễ cúng không ngừng nghỉ trong 6 ngày đêm, bắt đầu từ việc đón các thầy sư phụ, mời tổ tiên, treo tranh thờ, thỉnh Ngọc Hoàng, dâng đèn, đặt tên âm, lên đàn cấp dấu, thu hồi quân binh, hóa vàng, tạ ơn… Xen giữa lễ cúng có 3 bài múa với múa gậy, múa lên hương và múa rùa. Hình tượng rùa trong Đạo giáo được xem trọng, tượng trưng cho sự hợp nhất của thiên - địa - nhân với phần vòm tròn của mai rùa là bầu trời, chân rùa tượng trưng cho đất, bụng tượng trưng cho con người - nhân vật kết nối trung gian đất trời nên một.

Trong những ngày thực hành lễ Tẩu Sai, múa rùa được lặp lại đến 3 lần, đây cũng là điệu múa tiêu tốn sức lực và thời gian nhiều nhất trong lễ Tẩu Sai.

Toàn cảnh điệu múa rùa quanh lễ đàn tượng trưng cho đỉnh núi Mỹ Sơn

Toàn cảnh điệu múa rùa quanh lễ đàn tượng trưng cho đỉnh núi Mỹ Sơn

Linh vật người Dao

Trong số linh vật được tôn thờ đặc biệt của người Dao, có hai con vật xuất hiện nhiều nhất trong hệ thống tranh thờ, trên trang phục, đó là chim và long khuyển. Người Dao quan niệm tổ tiên là Bàn Vương, hiện thân từ long khuyển, giúp vua nước Bình Vương đánh bại Cao Vương, giữ yên bờ cõi, nhờ vậy được vua Bình Vương trọng thưởng, gả công chúa, cắt đất ở và sinh được 12 người con, vua ban sắc cho thành 12 họ.

Hình tượng chim cũng xuất hiện nhiều trong các tranh thờ, tiêu biểu có dòng tranh Tứ Trực Công Tào, thể hiện 4 vị thần trời cai quản về thời gian. Trong đó Trực Thời thần Lưu Hồng trông coi về giờ - khắc được xếp trên cùng, cưỡi chim hạc.

Phút nghỉ ngơi của 43 con thánh sau lễ múa rùa, chuẩn bị cho phần múa lên hương

Phút nghỉ ngơi của 43 con thánh sau lễ múa rùa, chuẩn bị cho phần múa lên hương

Hình tượng chim cũng gắn với câu chuyện người Dao vượt biển. Theo truyền thuyết, khi 12 dòng họ người Dao vượt biển tìm đất mới, xuôi thuyền về phương nam, gặp bão lớn, họ lập đàn cúng và nguyện rằng nếu vào được đất liền thì sẽ làm lễ tạ ơn. Con chim đã giúp chỉ đường, dẫn dắt các dòng họ người Dao đến bến bình an.

Ngoài chim, long khuyển, rồng, ngựa, hổ, một linh vật nữa gắn liền với đời sống người Dao chính là rùa, thứ tự linh vật này được xếp sau long khuyển và chim. Tranh thờ miêu tả vị thần Lý Thiên Sư có hình tượng rùa và rắn dưới chân, cũng vì chi tiết này mà có thuyết cho rằng Lý Thiên Sư chính là Huyền Vũ - hóa thân của rùa và rắn.

Lễ dựng cây nêu treo các bức phướn gửi lời khấn lên thần linh trước lúc múa rùa

Lễ dựng cây nêu treo các bức phướn gửi lời khấn lên thần linh trước lúc múa rùa

Điệu múa rùa kỳ lạ

Sáng sớm ngày thứ 2 của lễ Tẩu Sai là lúc cử hành điệu múa rùa. Từ mờ sáng, tiếng kèn pí le, chiêng, trống, cùng 43 cặp chũm chọe của 43 đàn ông dự lễ lên 12 đèn, đồng thanh hòa nhịp, khuấy động một vùng sơn cước. Đoàn rước từ lán trại, thẳng hướng về lễ đàn, một giàn cao khoảng 2,5 m hình vuông, gồm 4 chân trụ, tượng trưng cho Mỹ Sơn nơi ngày xưa Tam Thanh tu luyện thành đạo. Bao quanh 4 hướng lễ đàn là 4 cây nêu cao hơn 10 m, phần đầu mỗi cây nêu cuộn bức phướn dài viết lên đó các lời cúng, kèm trong đó là giấy kim tuyến cắt vụn. Thầy cúng trịnh trọng khai lễ, rung cây nêu, bức phướn rơi ra, hoa giấy tung bay trong gió, gợi về hoa mận trắng ở núi Mỹ Sơn trong huyền tích Tam Thanh tái sinh.

Để khiển điệu múa rùa, sư công chính đọc văn cúng, hai sư công khác điều khiển 43 cặp vợ chồng thụ lễ (con thánh) di chuyển theo đồ hình múa rùa. Nhớ ngày lên Bát Xát, trong bữa cơm ở nhà thầy cúng Chảo Tờ Quẩy, chúng tôi đã được thấy cuốn sách cổ ghi lại điệu múa rùa, vẽ chi tiết các bước di chuyển. Hôm nay khi đứng trước lễ đàn, nhìn gần 100 con người trong trang phục đẹp lộng lẫy, rực bừng thắm một vùng không gian, tất cả di chuyển theo bước chân, tốc độ, cử chỉ, điệu bộ của hai vị thầy cúng dẫn dắt, kèm trong tiếng nhạc khí vang rền, thực là một cảm xúc ấn tượng. Ý nghĩa điệu múa rùa, chính là thể hiện việc học đạo, theo đạo, hành đạo, con thánh học theo thầy sư phụ, làm theo những bước chỉ dẫn của thầy thông qua vũ đạo thầy thể hiện.

Thầy cúng chính đọc văn cúng cho nghi thức múa rùa

Thầy cúng chính đọc văn cúng cho nghi thức múa rùa

Điệu múa rùa tái hiện 45 động tác liên hoàn, bắt đầu từ việc xây dựng chuồng cho rùa, dựng cọc, đan nan vây, trang trí cho chuồng, gọi rùa về. Tiếp đến rùa sẽ hiện hình dần, bắt đầu ra tay trái, ra chân phải, ra tay phải, ra chân trái rồi mới đến xuất đầu, xuất đuôi, tiếp tục mọc gan, mọc ruột cho đủ hình hài rùa. Động tác tiếp theo là đi tìm rùa, dồn rùa về chuồng, mở cửa hang, chọc rùa để rùa chạy vào, rồi bắt rùa, giữ rùa, mổ rùa, rửa sạch, xiên…; chặt, xào, múc, bày, thờ cúng… trình báo tổ tiên. Thầy cúng dẫn dắt và người thụ lễ cứ rầm rập đi quanh lễ đàn, khi nhanh, khi chậm, khi đảo người, khi đi ngược, lúc đi xuôi… Cạnh lễ đàn, thầy cúng chính vẫn tiếp tục đọc văn cúng trên cuốn sách dày cộp.

Suốt hơn 3 giờ đồng hồ, điệu múa vẫn chưa dứt, từ thầy đến trò, ai nấy mồ hôi nhễ nhại, hơi thở gấp gáp, đứt đoạn. Cụ ông Phàn Thù Páo đã 83 tuổi, vẫn không bỏ sót một động tác nào, hẳn phải có niềm tin mãnh liệt với tâm linh mới khiến con người quên đi tuổi tác để hành lễ sốt sắng và hoàn hảo trong một nghi thức cần sức khỏe, sự dẻo dai và bền bỉ đến vậy.

Thầy cúng Chảo Láo Sì (thứ 2 từ trái qua) với động tác rùa ra tay trái

Thầy cúng Chảo Láo Sì (thứ 2 từ trái qua) với động tác rùa ra tay trái

Nhà nghiên cứu Khưu Dĩnh bở hơi tai với việc ghi chép, chụp ảnh, phỏng vấn tư liệu, cô nói trong sự mãn nguyện: "Thật tuyệt vời! Tôi ấn tượng với thầy cúng trẻ điều hành điệu múa (thầy cúng Chảo Láo Sì, sinh năm 1990 - PV), các động tác rất nhịp nhàng, thanh thoát. Sách cúng, văn cúng, vũ đạo còn lưu giữ nguyên vẹn, lại có thế hệ kế thừa, thực sự là vốn quý của người Dao nơi đây". Nhà nghiên cứu Dương Thanh bổ sung: "Tôi từng tham dự lễ Tẩu Sai ở Lan Sơn, Hồ Nam (Trung Quốc), người Dao ở đó còn 13 điệu múa rùa, chỉ riêng điệu vũ rùa đại tiện là Lào Cai không có". (còn tiếp)

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.