Lễ hội ẩm thực du lịch Ninh Bình với chủ đề "Tinh hoa ẩm thực miền Cố đô" diễn ra từ ngày 18-29/10/2024, lễ hội Khinh khí cầu Tràng An-Cúc Phương từ ngày 26-29/10 với chủ đề “Tuyệt sắc miền Cố đô”.
Việc đoàn 4.500 khách Ấn Độ đến tham quan Khu du lịch sinh thái Tràng An là một cơ hội lớn để Ninh Bình quảng bá di sản thế giới, quảng bá điểm đến tới thị trường du khách Ấn Độ và Nam Á.
Từ đầu năm đến nay, làng chài Vung Viêng trong lòng Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đón hàng vạn lượt du khách tham quan; trong đó chủ yếu là khách quốc tế tới vãn cảnh, chụp ảnh check-in.
Khu gò mộ và lăng mộ Charaideo Moidam ở miền Đông Bắc Ấn Độ và năm khu bảo tồn chim di cư mới của Trung Quốc vừa được đưa vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO.
Theo báo Mỹ, du khách đam mê xe lửa sẽ "sớm có một điểm đến mới để ghé thăm" khi Việt Nam chuẩn bị ra mắt cặp đầu máy hơi nước cổ điển được tân trang lại từ những năm 1960, nối Đà Nẵng và Cố đô Huế.
(GLO)- Trong khuôn khổ Kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 24, các quốc gia thành viên Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Công ước Di sản Thế giới) tại Paris, ngày 22-11, Việt Nam đã trúng cử thành viên của Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023-2027.
Theo chuyên gia OvationNetwork, Vịnh Hạ Long là nơi tuyệt vời có thể đáp ứng hầu hết nhu cầu của khách du lịch, từ khám phá thiên nhiên, tìm hiểu lịch sử, trải nghiệm ẩm thực, hay thám hiểm phiêu lưu…
Vào hồi 17 giờ 39 giờ địa phương, tại Saudi Arabia, Kỳ họp lần thứ 45 của UNESCO đã gõ búa thông qua hồ sơ đề cử, công nhận Quần thể Vịnh Hạ Long và Quần đảo Cát Bà là Di sản Thiên nhiên Thế giới.
(GLO)- Trong khuôn khổ chương trình công tác tại Cộng hòa Ấn Độ, trong 2 ngày (26 và 27-6), đoàn công tác của tỉnh Gia Lai do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp làm trưởng đoàn đã có các buổi làm việc với các hiệp hội thương mại, hiệp hội du lịch và nhà đầu tư của bang Tamil Nadu để tìm hiểu các cơ hội hợp tác, liên kết, đầu tư giữa 2 địa phương.
Thành phố Đà Lạt được đánh giá là một trong các đô thị tạo được ấn tượng nổi trội về sự khác biệt và đang sở hữu ba di sản thế giới được UNESCO công nhận.
(GLO)- “Những phát hiện khảo cổ học ở thung lũng An Khê (tỉnh Gia Lai) đã bổ sung vào bản đồ sơ kỳ Đá cũ của thế giới và con đường hình thành văn hóa đầu tiên của nhân loại, được Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga bổ sung vào nội dung của tập 3 Lịch sử thế giới. Với giá trị mang tầm quốc tế, di tích Rộc Tưng-Gò Đá cần được nâng cấp ngay lập tức thành di tích quốc gia đặc biệt để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản thế giới“-Phó Giáo sư-Tiến sĩ Tống Trung Tín-Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam kiến nghị trước Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia trong chuyến khảo sát mới đây tại Gia Lai.
Italy trở thành quốc gia có nhiều di sản văn hóa sau khi 12 bộ cổng vòm thời Trung cổ và các công trình xung quanh tại thành phố Bologna được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Trong những tháng đầu năm 2021, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và Viện Khảo cổ học đã tiến hành khai quật khu vực chính điện Kính Thiên, qua đó đã tìm thấy được nhiều di tích, di vật quý hiếm và ngày càng khai lộ nhiều điều về Hoàng thành Thăng Long- Di sản văn hóa thế giới.
Trải qua hơn 600 năm, di sản thế giới Thành nhà Hồ vẫn còn ẩn chứa nhiều điều mà đến nay vẫn chưa ai có thể lý giải được, trong số đó có tảng đá in dấu đầu người và 2 bàn tay tại đền thờ nàng Bình Khương.
Văn phòng Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) tại Việt Nam đã có công văn khẳng định sự cần thiết của việc mở rộng Vịnh Hạ Long với Quần đảo Cát Bà để xây dựng hồ sơ đề cử Di sản thế giới.
Địa đạo Củ Chi có cơ hội trở thành di sản thế giới không? Câu hỏi này đang được nhiều người quan tâm, bởi TP.HCM hiện chưa có một di sản vật thể nào được đưa vào lộ trình đề xuất là di sản thế giới.
Ngày 30-6, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa 7 ngôi chùa cổ của Hàn Quốc cùng các tòa nhà theo phong cách Art Deco ở thành phố Mumbai, Ấn Độ, vào danh sách Di sản Thế giới.