Đến nơi 'một con gà gáy ba nước cùng nghe'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vượt hành trình dài hơn 700km, cung phượt A Pa Chải sẽ làm nức lòng các phượt thủ khi đặt chân đến điểm cực Tây ẩn mình giữa núi rừng Tây Bắc.

Được biết đến với tên gọi điểm cực Tây của Tổ quốc, A Pa Chải - mốc giao điểm đường biên giới Việt Nam- Lào - Trung Quốc (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, Điện Biên) đang là điểm du lịch hấp dẫn với du khách yêu thích khám phá. Nơi đây được mệnh danh là địa điểm đặc biệt bởi "một con gà gáy ba nước cùng nghe".
 

 Các bạn trẻ tự hào, vui sướng vì chinh phục được đỉnh A Pa Chải thiêng liêng
Các bạn trẻ tự hào, vui sướng vì chinh phục được đỉnh A Pa Chải thiêng liêng



Nằm khá xa trung tâm huyện Mường Nhé, A Pa Chải là nơi tập trung chủ yếu người dân tộc Hà Nhì hiền lành, chất phác. Dọc đường đi bạn dễ dàng bắt gặp những em bé nô đùa vui vẻ bên vệ đường hay những chú lợn con chạy theo mẹ.

Tọa lạc trên độ cao hơn 1.800m, để đến được điểm check - in ấn tượng này, các bạn trẻ cần chuẩn bị những hành trang cần thiết trong quá trình đi phượt, chuẩn bị sức khỏe dẻo dai để vượt qua những con dốc cao trơn trượt.

Khi đến A Pa Chải trong chuyến hành trình chinh phục mốc ngã ba với A Pa Chải, bạn cần ghé đồn biên phòng A Pa Chải làm thủ tục xin phép.

Bạn chỉ cần xuất trình chứng minh nhân dân, báo cáo với bộ đội biên phòng. Các chiến sĩ biên phòng sẽ làm nhiệm vụ "hướng dẫn viên du lịch" và đảm bảo an toàn cho du khách trong suốt hành trình.


 

Đường lên cột mốc trơn trượt, dốc đứng đầy khó khăn, các chiến sĩ và du khách phải bỏ xe ở bìa rừng hành quân lên cột mốc
Đường lên cột mốc trơn trượt, dốc đứng đầy khó khăn, các chiến sĩ và du khách phải bỏ xe ở bìa rừng hành quân lên cột mốc



Theo các chiến sĩ đồn biên phòng, những năm trước đường lên mốc giao điểm ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc còn gặp nhiều khó khăn vì chưa có đường dẫn lên, phải băng rừng mất nửa ngày trời. Tuy nhiên từ cuối năm 2017, đường dẫn lên mốc giao điểm được mở rộng, giao thông thuận lợi thu hút nhiều phượt thủ đến chinh phục cột mốc.

Dọc đường lên cột mốc, bạn sẽ không khỏi bất ngờ bởi những khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ hiện ra trước mắt, vượt qua hết quả núi này đến quả núi khác, những khúc cua dần nhỏ lại xa xa phía dưới, uốn lượn giữa những cánh rừng.

Tiếp tục tiến sâu vào rừng nguyên sinh những cây cổ thụ xanh mát to bằng mấy vòng tay người ôm hiện hữu trước mắt khiến du khách không khỏi trầm trồ.

Sau gần 2 giờ đồng hồ, mốc giao điểm ngã ba ba nước hiện ra trước mắt. Đó là cột mốc ba mặt, cao chừng 2m, được làm bằng đá hoa cương nằm vững chãi trên bệ đỡ hình vuông.

Từ trên đỉnh phóng tầm mắt phía xa, cảm nhận hơi thở vẫn còn gấp gáp trong lồng ngực sau chuyến đi dài khung cảnh mênh mông núi rừng ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc như hòa làm một sừng sững, tuyệt đẹp.

Đứng trước cảnh tượng hùng vĩ mà thiên nhiên ban tặng, du khách không khỏi thích thú mà lấy máy ảnh ra ghi lại những khoảnh khắc thích thú này.


 

 Biển chỉ dẫn đường lên cột mốc
Biển chỉ dẫn đường lên cột mốc
 Phương tiện xe máy là lựa chọn tốt nhất cho các tay phượt
Phương tiện xe máy là lựa chọn tốt nhất cho các tay phượt
Các bạn trẻ tự hào được đứng trước cột mốc thiêng liêng A Pa Chải
Các bạn trẻ tự hào được đứng trước cột mốc thiêng liêng A Pa Chải
Kinh nghiệm phượt A Pa Chải

Phượt A Pa Chải bạn nên tránh mùa mưa, thời điểm từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là khoảng thời gian lí tưởng nhất bởi đây là mùa khô đường đi khô ráo thuận lợi cho việc leo núi, tránh sạt lở.

Để lên được đỉnh A Pa Chải, du khách phải vượt qua 10km hoàn toàn là đường núi với những con dốc cao, khúc cua tay áo khá khó nhằn vì vậy hãy chọn những bạn chắc tay để cầm lái, giữ tốc độ ổn định, những đoạn dốc cao đường đất gồ ghề nên về số 1 để đảm bảo an toàn.

Nguyễn Hiền - Hà Thanh (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Trong 4 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,7 triệu lượt người, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Người châu Á đến Việt Nam du lịch nhiều nhất, đạt gần 6 triệu lượt người nhờ chính sách thị thực thuận lợi và tổ chức các ngày lễ lớn của dân tộc.

Ẩm thực truyền thống của người Bahnar đến từ làng du lịch cộng đồng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang). Ảnh: Hoàng Ngọc

Văn hóa "chắp cánh" cho du lịch Gia Lai

(GLO)- Cuộc thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm và ẩm thực truyền thống phục vụ du lịch là dịp hội ngộ của những nghệ nhân giỏi tay nghề toàn tỉnh Gia Lai, đồng thời là hành trình khơi dậy kho tàng văn hóa, kết tinh thành sản phẩm quà tặng mang dấu ấn riêng của vùng đất cao nguyên.  

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Sáng 30/4, khu vực trung tâm TPHCM rợp cờ đỏ sao vàng và kín đặc người dân đổ về xem diễu binh, diễu hành. Giữa dòng người reo hò là hình ảnh du khách nước ngoài đội nón tai bèo, quấn khăn rằn, hòa mình vào không khí hào hùng của đại lễ 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước.

Cận kề 30.4, dòng người tranh thủ check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'

Cận kề 30.4, dòng người tranh thủ check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'

Không chỉ bạn trẻ ở TP.HCM, những người trẻ ở tỉnh, thành khác cũng về thành phố để hòa mình vào các hoạt động kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất. Tranh thủ ngày cận kề 30.4, không muốn bỏ lỡ cơ hội nên từ sáng sớm hôm nay dòng người nao nức check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.