Đến năm 2030, vùng Tây Nguyên chiếm khoảng 6% cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cả nước

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Là nội dung nằm trong phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

Cụ thể, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 73/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu của Quy hoạch đến năm 2025 là mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề của nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.

Giảm ít nhất 20% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập so với năm 2020, trong đó: giảm khoảng 40% trường trung cấp công lập; nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lên khoảng 45%. Hoàn thành sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề thành một cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn cấp huyện.

Đến năm 2030, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề của nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Giảm ít nhất 30% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập so với năm 2020, trong đó: giảm khoảng 50% trường trung cấp công lập; nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lên khoảng 50%.

Đến năm 2030, vùng Tây Nguyên chiếm khoảng 6% cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cả nước ảnh 1

Học sinh Trường Cao đẳng Gia Lai thực hành sửa chữa xe máy. Ảnh: Đinh Yến

Đến năm 2025, có 1.800 cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Theo Quyết định, một trong các nội dung phương án phát triển của Quy hoạch là về cơ cấu mạng lưới. Cụ thể, với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đến năm 2025, có 1.800 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm 400 trường cao đẳng, 400 trường trung cấp, 1.000 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, có 3 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 6 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.

Đến năm 2030, có 1.700 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm 380 trường cao đẳng, 390 trường trung cấp, 930 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, có 6 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 12 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.

Về loại hình sở hữu, đến năm 2025, có 980 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, bao gồm: 290 trường cao đẳng, 130 trường trung cấp, 560 trung tâm giáo dục nghề nghiệp; 820 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm: 110 trường cao đẳng, 270 trường trung cấp, 440 trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

Đến năm 2030, có 850 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, bao gồm: 260 trường cao đẳng, 110 trường trung cấp, 480 trung tâm giáo dục nghề nghiệp; 850 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm: 120 trường cao đẳng, 280 trường trung cấp, 450 trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

Đến năm 2025, có 70 trường chất lượng cao, trong đó 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, có 03 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20.

Đến năm 2030, có 90 trường chất lượng cao, trong đó 60 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và 6 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20. Về quy mô tuyển sinh, đào tạo, theo trình độ đào tạo đến năm 2025, đạt từ 2.500.000 đến 2.700.000 lượt người/năm, trong đó: trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm khoảng 25%.

Đến năm 2030, đạt từ 3.800.000 đến 4.000.000 lượt người/năm, trong đó: trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm khoảng 25%-30%. Theo ngành, nghề, đến năm 2025, khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 1.030.000 lượt người, chiếm 38%; nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 670.000 lượt người, chiếm 25%; dịch vụ đạt 1.000.000 lượt người, chiếm 37%. Đến năm 2030, khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 1.800.000 lượt người, chiếm 45%; nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 600.000 người, chiếm 15%; dịch vụ đạt 1.600.000 lượt người, chiếm 40%.

Phân bố mạng lưới theo vùng đến năm 2030

Phương án phát triển của Quy hoạch cũng chỉ rõ phân bổ mạng lưới theo vùng đến năm 2030. Cụ thể, vùng trung du và miền núi Bắc bộ chiếm khoảng 14% cơ sở giáo dục nghề nghiệp cả nước, tập trung đào tạo các ngành, nghề theo quy hoạch vùng được phê duyệt. Trong đó có 1-2 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.

Theo Quyết định, phân bố mạng lưới theo vùng đến năm 2030, vùng đồng bằng sông Hồng chiếm khoảng 26% cơ sở giáo dục nghề nghiệp cả nước, tập trung đào tạo các ngành, nghề theo quy hoạch vùng được phê duyệt. Trong đó có 2-3 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 2-3 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.

Đối với vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ chiếm khoảng 26% cơ sở giáo dục nghề nghiệp cả nước, tập trung đào tạo các ngành, nghề theo quy hoạch vùng được phê duyệt. Trong đó có 1-2 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 1-2 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.

Vùng Tây Nguyên chiếm khoảng 6% cơ sở giáo dục nghề nghiệp cả nước, tập trung đào tạo các ngành, nghề theo quy hoạch vùng được phê duyệt. Trong đó có 1-2 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.

Còn vùng Đông Nam Bộ chiếm khoảng 17% cơ sở giáo dục nghề nghiệp cả nước, tập trung đào tạo các ngành, nghề theo quy hoạch vùng được phê duyệt. Trong đó có 1-2 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 2 - 3 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.

Theo đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng 11% cơ sở giáo dục nghề nghiệp cả nước, tập trung đào tạo các ngành, nghề theo quy hoạch vùng được phê duyệt. Trong đó có 1-2 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 1-2 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.

Có thể bạn quan tâm

Lớp học làng cũ De Lung

Lớp học làng cũ De Lung

(GLO)- Trung tuần tháng 8-1977, tôi được chuyển công tác từ Trường Sư phạm Mẫu giáo Gia Lai-Kon Tum về Phòng Giáo dục huyện Chư Păh (nay là huyện Ia Grai), sau đó về Trường Phổ thông cơ sở xã Ia Grai (nay là xã Ia Tô). Bấy giờ, đội ngũ giáo viên toàn huyện vừa hoàn thành kỳ học chính trị và bồi dưỡng nghiệp vụ hè trở về các trường chuẩn bị cho năm học mới 1977-1978. Sau khi dự cuộc họp giáo viên, Hiệu trưởng nhà trường khi ấy là anh Phạm Đình Bài phân công tôi vào làng De Lung để làm công tác xây dựng trường học và vận động học sinh đến lớp.
Quan ngại bệnh thành tích trong giáo dục

Quan ngại bệnh thành tích trong giáo dục

(GLO)- Để nắm bắt, thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về một số vấn đề mà dư luận quan tâm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GD-ĐT), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai phối hợp với Sở GD-ĐT tổ chức cuộc điều tra dư luận xã hội về thực trạng công tác dạy và học trên địa bàn tỉnh hiện nay.
Trường THPT Chi Lăng Gia Lai: Môi trường học tập thân thiện, hiện đại với các chương trình chất lượng cao

Trường THPT Chi Lăng Gia Lai: Môi trường học tập thân thiện, hiện đại với các chương trình chất lượng cao

(GLO)- Trường THPT Chi Lăng Gia Lai đi vào hoạt động từ năm học 2019-2020. Dù chỉ mới hơn 3 năm nhưng nhà trường đã đạt được những thành tích nổi bật như: 3 năm liên tục đều đạt 100% học sinh đậu đại học với điểm số rất cao, trung bình cả trường 25,5 điểm (3 môn xét đại học).