Đến năm 2030, quy hoạch Sân bay Pleiku công suất 4 triệu khách mỗi năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cảng Hàng không Pleiku được quy hoạch trong thời kỳ tiếp theo sẽ khớp nối với quy hoạch chung của thành phố Pleiku nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Máy bay của hãng hàng không Vietnam Airlines hạ cánh tại một cảng hàng không nội địa. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Máy bay của hãng hàng không Vietnam Airlines hạ cánh tại một cảng hàng không nội địa. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Cục Hàng không Việt Nam vừa có tờ trình đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét phê duyệt quy hoạch Cảng Hàng không Pleiku (tỉnh Gia Lai) thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, trong thời kỳ 2021-2030, Cảng Hàng không Pleiku có cấp sân bay 4C theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và sân bay quân sự cấp 2; công suất 4 triệu hành khách/năm và 4.500 tấn hàng hóa/năm; có 14 vị trí đỗ máy bay, loại máy bay khai thác là A320/A321 và tương đương trở xuống.

Tầm nhìn đến năm 2050, Cảng Hàng không Pleiku giữ nguyên cấp sân bay 4C và sân bay quân sự cấp 2; công suất 5 triệu hành khách/năm và 12.000 tấn hàng hóa/năm; tổng số 18 vị trí đỗ máy bay, loại máy bay khai thác là A320/A321 và tương đương trở xuống.

“Hồ sơ quy hoạch Cảng Hàng không Pleiku thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được đơn vị tư vấn nghiên cứu trên cơ sở thống kê, phân tích số liệu khai thác hiện có của các cảng hàng không tại Việt Nam, số liệu tăng trưởng kinh tế, du lịch, thương mại dịch vụ và các ngành có ảnh hưởng đến sự phát triển của hành khách tại Sân bay Pleiku,” lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam nhấn mạnh.

Vì vậy, Cục Hàng không Việt Nam cũng kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét, làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai để cập nhật quy hoạch Cảng Hàng không Pleiku vào hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Pleiku đến năm 2045 do địa phương đang tổ chức thực hiện.

Theo Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Kẹt xe kéo dài gần 20 km tại đèo An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Kẹt xe kéo dài gần 20km trên quốc lộ 19 tại đèo An Khê

(GLO)- Ngày 12-12, tại đèo An Khê nối tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, hàng trăm chiếc ô tô con, xe khách, xe tải, container bị mắc kẹt kéo dài gần 20 km nhiều giờ liền. Nguyên nhân giữa đèo có hố nước sâu khiến các phương tiện không thể lưu thông qua lại.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.